Siêu thị ở TP.HCM méo mặt vì phí xét nghiệm COVID-19

Thông tin từ Bộ Công Thương cho hay, Tổ Công tác đặc biệt Bộ Công Thương ghi nhận thêm một số khó khăn khiến hệ thống phân phối khó đưa hàng hóa vào TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam.

Cụ thể, trong chiều 22-7, tổ công tác đặc biệt đã làm việc với các hệ thống như Saigon Co.op, MM Mega Market, Vinmart, Aeon, Lotte Mart để nắm bắt tình hình. Qua đó, tổ công tác ghi nhận có bốn khó khăn lớn.

Đó là khó khăn về kho dự trữ hàng. Trong trường hợp có lao động tại kho mắc COVID-19, kho dự trữ phải đóng cửa sẽ cần có kho thay thế. Siêu thị cũng thiếu nhân công làm việc tại hệ thống như lái xe, nhân viên kho hàng, đóng gói, sơ chế, bán hàng... do các lao động mắc COVID-19.

Các nhà cung cấp cũng tăng giá bán, chi phí phát sinh tăng do doanh nghiệp phải chịu thêm các khoản như chi phí xét nghiệm, chi phí cách ly cho nhân viên… Đơn cử như hệ thống Lotte Mart có khoảng 3.000 nhân viên, trong ba ngày phải test một lần, kinh phí test là 900.000.000 đồng.

Chi sẻ rõ hơn, đại diện Lotte Mart cho biết, chi phí xét nghiệm 900 triệu đồng chỉ là ước tính nếu doanh nghiệp thực hiện cho 3.000 nhân viên mỗi ba ngày.

Tuy đối mặt với nhiều khó khăn nhưng hệ thống bán lẻ vẫn cam kết đồng hành cùng cơ nhà nước trong việc bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu và giữ giá cả hàng hóa ổn định.

Co.opmart phối hợp với cơ quan y tế test nhanh cho nhân viên  

Tổ Công tác ghi nhận những khó khăn này và cho biết Bộ Công Thương sẽ có kiến nghị Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cần có hướng dẫn cụ thể khi áp dụng siết chặt Chỉ thị 16 để các địa phương, bộ ngành liên quan chủ động xây dựng kịch bản ứng phó cho phù hợp, hiệu quả.

Cơ quan chức năng sẽ tìm giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối tháo gỡ khó khăn về nguồn nhân lực, chi phí xét nghiệm cho nhân viên.

Đồng thời, các địa phương có chỉ đạo thống nhất việc thực hiện quy định của Bộ GTVT và Bộ Y tế để tạo thuận lợi nhất cho hoạt động lưu thông hàng hóa thiết yếu.

Trước đó, sáng 22-7 tổ công tác đặc biệt Bộ Công Thương làm việc với Bộ GTVT nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong lưu thông hàng hoá, không để thiếu nguồn cung, không để dân thiếu lương thực thực phẩm, hàng hoá thiết yếu trong bất cứ tình huống nào.

Trên cơ sở đề xuất của tổ công tác đặc biệt Bộ Công Thương, Bộ GTVT nhất trí cho phép doanh nghiệp được tự mua kit test nhanh COVID-19 (được Bộ Y tế cho phép).

Vận động doanh nghiệp vận tải hỗ trợ các địa phương vận tải và tiêu thụ nông sản có sản lượng lớn đang vào vụ thu hoạch, tham gia vào các mô hình bán hàng thiết yếu lưu động mùa dịch…

Các tỉnh thành phố khác cân nhắc việc đóng cửa chợ đầu mối

Theo thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, Bộ Công Thương có nhiệm vụ bảo đảm việc cung ứng nguồn hàng hóa thiết yếu cho TP.HCM  và các tỉnh thành phía Nam.

Việc đóng cửa các chợ đầu mối, chợ truyền thống trên địa bàn TP.HCM đã làm tăng áp lực cho các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại và người dân khó tiếp cận nguồn hàng.

Thực tế hiện nay, TP. HCM đang thiếu các địa điểm để tập kết hàng hóa thay thế cho chợ đầu mối. Do đó, các tỉnh, thành phố khác cần cân nhắc việc đóng cửa chợ đầu mối, chợ truyền thống, tránh trường hợp người dân khó tiếp cận nguồn hàng. 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Rào chắn bao quanh cửa hàng xăng dầu. ẢNH: TÚ UYÊN

TP.HCM: 18 cửa hàng xăng dầu tạm ngưng hoạt động

(PLO)- Theo Sở Công thương TP.HCM, các cửa hàng xăng dầu này tạm ngưng với các lý do để sữa chữa nâng cấp, do giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu hết hạn, đang thực hiện thủ tục theo quy định.

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

(PLO)- Với doanh thu năm 2023 đạt trên 170.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 7.800 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tiếp tục giữ ổn định các hệ số tài chính quan trọng và đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.