Tân binh Vỏ Sò quyết đấu với ông lớn Tiki, Lazada

Không nao núng trước ông lớn

Đầu tháng 6, khách hàng sử dụng nhà mạng Vietnamobile chính thức được mua sắm dịch vụ di động online. Theo đó nhà mạng này đã gửi tin nhắn tới các khách hàng khi cho hay sàn TMĐT có tên Vietnamobile Shop chính thức ra mắt.

Với trang TMĐT này, Vietnamobile cung cấp cho người dùng các dịch vụ điện thoại trực tuyến như sim số đẹp, các gói cước, và thẻ cào điện thoại online. Các phương thức thanh toán cũng dựa trên hình thức phi tiền mặt, khi đưa ra hai lựa chọn bằng việc thanh toán bằng thẻ quốc tế (Visa, Master Card..) hoặc thẻ ATM.

Vietnamobile chính thức tham gia vào thị trường TMĐT vốn đang khốc liệt này. Ảnh: Thu Hà

Liệu rằng trước thực tế tỉ lệ người dân sử dụng dịch vụ mạng Vietnamoblie chiếm tỉ trọng không cao, thì việc tham gia thị trường TMĐT vốn đang khốc liệt này là một thách thức cũng như bước đi liều lĩnh của Vietnamobile?

Trước hoài nghi này, đại diện Vietnamobile bày tỏ việc ra mắt website Shop Online này nằm trong chiến lược đa dạng hóa kênh bán hàng của Vietnamobile. Theo người này kênh mua sắm online sẽ giúp cho khách hàng có tiếp cận được với sản phẩm, dịch vụ của nhà mạng trực tiếp và tiện ích hơn mà không mất thời gian di chuyển.

“Đó cũng là xu thế chung của thời đại công nghệ số hóa, khi hầu hết các doanh nghiệp đều hướng đến cung cấp sản phẩm, dịch vụ trực tuyến cho khách hàng”, vị này nhận định.

Khi được hỏi đến những kết quả cụ thể, thời điểm này nhà mạng chưa đưa ra một con số nào từ việc bán sản phẩm trên trang Web, chỉ dừng lại ở việc thông tin những phản hồi tích cực cũng như có rất nhiều đơn hàng được thực hiện thành công khi mua sắm tại trang TMĐT.

Theo tiết lộ, đại diện Vietnamobile cho hay sẽ cung cấp đa dạng hơn nữa các gói sản phẩm, dịch vụ trực tuyến, và đặc biệt hướng tới mang đến cho khách hàng các dịch vụ chăm sóc sau bán đặc biệt.

“Theo đó, Vietnamobile sẽ là mạng di động tiên phong, duy nhất trên thị trường cung cấp các dịch vụ Đổi Sim/Đổi thẻ cào trực tuyến, giúp khách hàng không cần đến trực tiếp các cửa hàng, điểm dịch vụ mà vẫn được hỗ trợ đổi sản phẩm khi Sim/thẻ bị hỏng, mất”, vị này chia sẻ.

Cũng trong tháng này, nhà mạng Viettel đang rục rịch cho ra đời sàn TMĐT có tên Vỏ sò. Theo đó trang này do đơn vị viễn thông Viettel Post vận hành. Mặc dù phải đến đầu tháng 7 mới chính thức trình làng, nhưng công ty này đã đặt mục tiêu đưa Vỏ sò trở thành sàn giao dịch thương mại điện tử số một tại Việt Nam, cạnh tranh với những tên tuổi quen thuộc như: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo...

Khác với Vietnamobile, Viettel Post không nhắm tới các dịch vụ điện thoại hay viễn thông, sản phẩm có trên Vỏ sò hết sức đa dạng, gồm nhiều nhóm như hàng điện tử, gia dụng; máy tính, điện thoại, thiết bị văn phòng; ô tô, xe máy, xe đạp; thời trang, mỹ phẩm, chăm sóc sức khỏe; thiết bị nội thất, ngoại thất; sách, văn phòng phẩm; hoa, quà tặng, đồ chơi; thực phẩm, đồ uống; dịch vụ lưu trú và du lịch,…

Đơn vị bưu chính Viettel Post đặt mục tiêu trở thành sàn giao dịch số 1 tại Việt Nam.

Nguồn tin từ Viettel Post cho hay, chính sự đa dạng ngành hàng ngay từ khi ra mắt sẽ là điểm khác biệt với các sàn TMĐT khác. “Nếu như Tiki đi lên từ sách, Shopee từ quần áo… thì Vỏ sò sẽ được coi là cửa hàng bách hóa tổng hợp. Với lợi thế có sẵn cộng đồng khách hàng (50 triệu thuê bao di động Viettel và 12 triệu khách hàng chuyển phát Viettel Post) và đơn vị vận chuyển, chúng tôi tin sàn TMĐT này sẽ đứng vững và trở thành sàn giao dịch số một trong thị trường TMĐT vốn cạnh tranh khốc liệt này”, vị này chia sẻ.

Cũng theo người này, điều khiến Vỏ sò không nao núng trước những cái tên kỳ cựu như Tiki, Lazada hay Shopee là do sở hữu nhiều lợi thế từ nguồn khách hàng, đơn vị thanh toán, cơ sở hạ tầng, nhân sự ở khắp Việt Nam. Việc người bán tham gia sàn sẽ là một lợi thế khi họ thoải mái tiếp cận với nhiều điểm thị trường cả ở thành phố, nông thôn lẫn vùng xa.

Năm 2019 TMĐT sẽ gây cấn bởi sự cạnh tranh thương hiệu

Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế dù cạnh tranh khốc liệt nhưng TMĐT vẫn là thị trường đầy hấp dẫn. Khi các nhà TMĐT muốn không ra về trắng tay, thì phải huy động nguồn vốn để dồn lực cho cuộc đua "đốt tiền" giành thị phần, mà ở đấy ai nhiều tiền, nhiều nguồn lực hơn thì người đó thắng.

Các khoản lỗ của Tiki trong ba năm lên tới 1200 tỉ, được ông Trần Ngọc Thái Sơn, Nhà Sáng lập kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tiki cho rằng là đó nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, logistic, thương hiệu...

Điều này cũng đúng với những cái tên Shopee, Lazada hay Sendo... bởi dù lỗ nhưng vẫn được các nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn để hoạt động như Alibaba đổ 4 tỉ USD cho Lazada hoạt động, hay công ty cổ phần tư nhân Creador đã đầu tư 43,8 triệu đô la Mỹ vào Thegioididong.com.

Rõ ràng, TMĐT Việt Nam là một chiến trường rất khốc liệt, nó không có chỗ cho sự đãi ngộ bất cứ thương hiệu nào, tất cả đều phải đi lên bằng thực lực, chiếm lấy lòng tin của người dùng và thay đổi nhận thức người dùng bằng chất lượng phục vụ, dịch vụ.

Với sự tham gia của nhiều tân binh có “máu mặt” cuộc chiến bán hàng trên mạng trong năm 2019 hứa hẹn sẽ còn rất gây cấn.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

ĐHĐCĐ năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

(PLO)- Sáng 28-3, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

(PLO)- Thị trường vàng trong nước có phiên tăng giá thứ hai liên tiếp. Đáng nói là trong khi vàng nhẫn tăng không đáng kể thì vàng miếng SJC lại có bước nhảy vọt, vượt mốc 81 triệu đồng/lượng.