Tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã thoát đáy từ giữa 2013

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã thoát đáy từ giữa 2013 ảnh 1Thành phố Hồ Chí Minh, đầu tàu kinh tế của cả nước. (Nguồn: TTXVN)

Theo Chủ nhiệm NFSC Vũ Viết Ngoạn, Báo cáo Tổng quan thị trường tài chính 2013; kinh tế vĩ mô 2013 và triển vọng 2014 là những ấn phẩm đã được NFSC thai nghén từ lâu với mục tiêu góp phần cung cấp thêm một công trình nghiên cứu đem đến một cái nhìn toàn diện về tình hình kinh tế, tài chính trong nước và thế giới.

Hai bản Báo cáo được kỳ vọng trở thành những dữ liệu đáng tin cậy cho việc hoạch định chính sách phát triển và phục vụ công tác nghiên cứu, tổng hợp.

Với ba phần: Kinh tế vĩ mô 2013, triển vọng 2014 và những khó khăn thách thức, Báo cáo kinh tế vĩ mô 2013 và triển vọng 2014 giới thiệu một góc nhìn toàn cảnh về môi trường kinh tế trong nước và thế giới với những số liệu quý về thống kê tăng trưởng GDP và thương mại.

Theo đánh giá của NFSC, năm 2013, nhìn chung tăng trưởng kinh tế thế giới và trong nước ở mức thấp, cải thiện chậm hơn kỳ vọng do tổng cầu yếu cả về đầu tư và tiêu dùng. Tỷ lệ đầu tư trên GDP giảm đối với tất cả các thành phần kinh tế. Tín dụng tăng trưởng thấp do sức hấp thụ của nền kinh tế hạn chế.

Tuy nhiên Báo cáo cũng nhận định tăng trưởng kinh tế đã thoát đáy, hoạt động sản xuất đã có dấu hiệu cải thiện trong quý 3/2013. Kinh tế vĩ mô trong nước ổn định, lạm phát thấp; tỷ giá ổn định; lòng tin của nhà đầu tư đã được củng cố.

Trên cơ sở đó, nhóm các tác giả nhận định, triển vọng đạt mức tăng trưởng 5,8% của Việt Nam là khả quan.

Việc thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát được thuận lợi nhờ xu hướng giảm giá hàng hóa thế giới và điều hành chính sách tiếp tục quan điểm ổn định kinh tế vĩ mô. Báo cáo của Ủy ban cũng cho rằng lạm phát sẽ ở mức 5% trong năm 2014. Tuy nhiên thách thức tăng trưởng của cả nền kinh tế đặt ra là vẫn phụ thuộc nhiều vào khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI.

Báo cáo về thị trường tài chính cũng đưa ra một số nhận định khả quan về thị trường ngân hàng với mức thanh khoản tăng; dư nợ tín dụng tăng 12,5%; nợ xấu theo thông lệ quốc tế được kiểm soát và giảm, dao động quanh mức 9-10%.

Xử lý khoảng 106.000 tỷ đồng nợ xấu trong đó Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) xử lý khoảng 40.000 tỷ đồng và nguồn dự phòng là 66 ngàn tỷ đồng.

NFSC cho rằng trong khi tín dụng năm 2013 tăng trưởng nhanh hơn 2012 thì lãi suất đã thấp hơn. Tín dụng cho nền kinh tế năm 2013 tăng 12,5% so với 9,8% của năm 2012. Lãi suất cho vay bình quân theo tính toán của Ủy ban giảm từ 20% (năm 2011) xuống khoảng 12% (năm 2013).

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thị trường chứng khoán chuyển biến tích cực, xu hướng hồi phục trên nền tảng các yếu tố vĩ mô ổn định; thị trường trái phiếu Chính phủ sôi động, hiệu quả sinh lời của Công ty Chứng khoán được cải thiện mạnh.

Bên cạnh những thách thức như nền kinh tế phục hồi nhưng còn chậm, hạn chế sức hấp thụ tín dụng, tiến trình xử lý nợ xấu cần nhiều thời gian, Báo cáo cũng cho thấy những cơ hội lớn về tài chính như huy động vốn tiếp xúc xu hướng tăng, thanh khoản dồi dào; quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng đạt được kết quả bước đầu, ngày càng ổn định hơn. Các chính sách kinh tế đang giúp tổng cầu từng bước tăng lên tạo thuận lợi hơn cho tăng trưởng tín dụng.

Theo Quang Vũ (TTXVN)

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

ĐHĐCĐ năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

(PLO)- Sáng 28-3, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

(PLO)- Thị trường vàng trong nước có phiên tăng giá thứ hai liên tiếp. Đáng nói là trong khi vàng nhẫn tăng không đáng kể thì vàng miếng SJC lại có bước nhảy vọt, vượt mốc 81 triệu đồng/lượng.

Tranh cãi về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép Trung Quốc

Tranh cãi về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép Trung Quốc

(PLO)- Hai doanh nghiệp sản xuất thép có thị phần lớn ở Việt Nam đã gửi hồ sơ đến Bộ Công Thương đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng (HRC) có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thông tin này gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong nội bộ ngành thép.