“Tiền bẩn” của các trùm ma túy cứu nền kinh tế thế giới?

Cụ thể, tổng số “tiền bẩn” đã tuồn vào hệ thống ngân hàng của các nước này khoảng 352 tỉ USD.

Theo ông Antonio Maria Costa, Giám đốc điều hành Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc, vào lúc khủng hoảng tài chính đỉnh điểm nhất, những khoản tiền từ ma túy đã là một trong những nguồn vốn tư bản tiền mặt có giá trị. Khi đó, dòng “tiền bẩn” đã chảy vào khối ngân hàng và được “tẩy rửa sạch” khỏi quá khứ tội phạm.
 
Nếu tuyên bố này đúng là sự thật thì vấn đề quả đáng lo ngại. Những đồng tiền tội lỗi đã luồn sâu vào hệ thống tài chính thế giới, đe dọa gây ra những hậu quả không thể tiên liệu. Bởi vì, khi bỏ ra khoản tiền không nhỏ, chắc hẳn các ông trùm ma túy sẽ thu được những gì đó cho mình.
 
Dù trong danh sách các nước “rửa tiền” không có Nga, nhưng theo Tổng Giám đốc Trường Kinh tế Luật pháp tài chính và kế toán Nga, ông Sergei Pyatenko, những khoản tiền “từ bóng tối” vẫn luôn có chỗ trong hệ thống tài chính thế giới. Đương nhiên, Nga cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Ông Pyatenko phân tích: “Dòng tiền đen không nhiều hơn mà cũng chẳng ít hơn nếu so với mức rơi trong nền kinh tế nói chung. Cũng không nên nghĩ rằng vai trò của thứ tiền đó đã trở nên lớn hơn trong ngân hàng của các nước phương Tây. Nếu nói về vấn đề này ở Nga, không nghi ngờ gì, giống như đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng năm 1998, ắt sẽ có chuyển động nào đó về phía “bóng tối”. Có ý muốn trả thuế ít hơn. Nhưng dù sao, càng ngày chúng ta càng quen với chuyện khủng hoảng diễn ra theo chu kỳ và ở đó sẽ không có những đổ vỡ lớn”.

Cũng theo chuyên gia này, Nga đang tiếp tục đấu tranh thành công với nạn “rửa tiền”. Kết quả là, thị trường tiền tệ đen ở Nga dần dần bị thu hẹp. Nhiều nhà kinh doanh đã hiểu ra rằng, những đề án hiệu quả đòi hỏi đều đặn cấp kinh phí từng bước trong thời hạn dài, mà như thế có nghĩa là nếu nấp vào bóng tối sẽ có nguy cơ bỏ lỡ những lợi nhuận đáng kể...
 
Cũng liên quan đến ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, tuần qua Tổng Giám đốc Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) Pascal Lamy cho biết, nền kinh tế toàn cầu đã suy giảm 12% trong năm 2009. Đây là sự sụt giảm lớn nhất kể từ khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Trước đó, WTO dự báo thương mại toàn cầu giảm 10% trong năm ngoái.
 
Theo ông Pascal Lamy, thương mại trong năm nay đang tăng nhưng hãy còn quá sớm để biết được sự tăng trưởng này có lâu bền hay không. Chính vì thế, Tổng Giám đốc WTO hối thúc các nhà lãnh đạo thế giới hoàn tất vòng đàm phán Doha (được khởi động từ năm 2001) và đạt được một hiệp định toàn cầu mới về thương mại.

Theo Hà Thu (báo Thanh Tra)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm