TPHCM: Nghiên cứu phân chia tần suất đi chợ cho người dân

Ngày 24-7, Sở Công Thương TP.HCM có công văn gửi UBND Thành phố Thủ Đức và các quận huyện, cơ đơn vị quản lý chợ đầu mối Thủ Đức, chợ đầu mối Hóc Môn, đơn vụ quản lý chợ truyền thống hướng dẫn phòng chống dịch tại các chợ đầu mối, chợ bán lẻ trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16.

Thực hiện công văn khẩn của UBND TP.HCM ngày 19-7 về việc tổ chức chợ truyền thống hoạt động trở lại trong điều kiện đảm bảo an toàn.

Theo đó, Sở Công Thương TP.HCM để nghị UBND thành phố Thủ Đức và các quận huyệ phổ biến triển khai đến các đơn vị quản lý chợ thực hiện theo đúng hướng dẫn của của Bộ y Tế; thường xuyên nhắc nhở kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ, đột xuất việc thực hiện các yêu cầu quy định phòng chống dịch đối với các chợ trên địa bàn  quản lý.

Đối với phương án tổ chức hoạt động chợ và điểm bán nhỏ cần được tính toán, nghiên cứu các mô hình, phương thức tổ chức hoạt động phù hợp với tình hình cụ thể từng địa bàn, tuân thủ nghiêm các yêu cầu phòng chống dịch để đảm bảo sức khỏe của người dân.

Sơ đồ tham khảo mở các gian hàng ở chợ truyền thống, điểm bán nhỏ.

Nghiên cứu áp dụng phương án phân chia tần suất đi chợ của người dân trong khu vực với việc áp dụng "Thẻ đi chợ" để kiểm soát số lượng, phân bổ số người đến theo khung giờ, đảm bảo khống chế lượng khách ra vào chợ phù hợp với số lượng hàng hóa cung ứng và hạn chế tối đa tình trạng tập trung đông người.

Các địa phương căn cứ điều kiện thực tế tình hình cung ứng hàng hóa trên địa bàn để phân chia tần suất đi chợ cách hai ngày/lần, hoặc ba ngày/lần. Theo đó mỗi hộ gia đình sẽ được phát 10-15 thẻ vào chợ/30 ngày.

Riêng trong các khu phong tỏa các địa phương thông tin đến người dân về việc mua thực phẩm tại các siêu thị/chợ trong khu phong tỏa với tần suất hai lần/tuần, sử dụng phiếu đi chợ do chính quyền địa phương cấp.

Yêu cầu đơn vị quản lý chợ, hộ kinh doanh và người lao động, người làm việc người bán hàng phải kí cam kết thực hiện các quy định, hướng dẫn về phòng chống dịch COVID-19 và các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm.

Thường xuyên tự đánh giá nguy lây nhiễm dịch bệnh. Trường hợp chợ khi đánh giá có nguy cơ lây nhiễm cao cần rà soát để khắc phục, đáp ứng các yêu cầu trong công tác phòng chống dịch của các chợ trên địa bàn để xem xét quyết định hoạt động đối với chợ truyền thống không đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch.

Đối với đơn vị quản lý chợ đầu mối Hóc Môn, Thủ Đức tổ chức các điểm tập kết và trạm trung chuyển hàng hóa tạm thời tại các chợ đầu mối, thực hiện theo phương án được phê duyệt.

Theo đó, tuân thủ các nội dung về địa điểm bố trí, tổ chức phân luồng,giao thông….đảm bảo kết quả xét nghiệm âm tính đối với người ra vào chợ. Thời gian triển khai và ưu tiên bố trí nơi ăn nghỉ tại chỗ cho người lao động.

Yêu cầu hộ kinh doanh, người lao động, làm việc, thương nhân, thương lái phải kí cam kết thực hiện, tuân thủ các quy định hướng dẫn về phòng cản lý chợ, thương nhân kinh doanh thường xuyên tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Rào chắn bao quanh cửa hàng xăng dầu. ẢNH: TÚ UYÊN

TP.HCM: 18 cửa hàng xăng dầu tạm ngưng hoạt động

(PLO)- Theo Sở Công thương TP.HCM, các cửa hàng xăng dầu này tạm ngưng với các lý do để sữa chữa nâng cấp, do giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu hết hạn, đang thực hiện thủ tục theo quy định.

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

(PLO)- Với doanh thu năm 2023 đạt trên 170.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 7.800 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tiếp tục giữ ổn định các hệ số tài chính quan trọng và đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.