Trusting AI sẵn sàng việc thích nghi thay đổi chính sách tại Việt Nam

Hệ sinh thái dịch vụ tài chính

Thành lập từ cuối tháng 7-2018, là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư Singapore, với chủ sở hữu là Kuai Kuai Belt & Road Holdings Pte. Ltd, tính đến nay, Trusting AI đã có trên 3 năm kinh nghiệm hoạt động tại thị trường Việt Nam.

Trong lĩnh vực tài chính, Công ty mẹ của Trusting AI đã tích hợp và tạo ra “hệ sinh thái dịch vụ tài chính” trên cơ sở liên tục bổ sung các nhóm người dùng và tình huống thực tế để tạo ra các sản phẩm dịch vụ có tầm ảnh hưởng rộng khắp. Ban lãnh đạo của tập đoàn vốn có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và công nghệ thông tin đã mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty ra khắp các khu vực trên thế giới. Xếp hạng và đánh giá của một số tạp chí và tổ chức nghiên cứu độc lập tại châu Á cho thấy năng lực kỹ thuật và khả năng nắm bắt thị trường tại các quốc gia có sự hiện diện của Kuai Kuai Belt & Road Holdings là thuộc hàng tốt nhất trong số các doanh nghiệp cùng lĩnh vực.

Kế thừa những thành tựu sẵn có và được sự hỗ trợ tối đa từ công ty mẹ, hoạt động của Trusting AI tại Việt Nam cũng đạt được những bước phát triển ổn định và nhanh chóng. Khi cập bến thị trường mới, Trusting AI ngay lập tức hình thành lợi thế cạnh tranh dựa trên khả năng kiểm soát rủi ro và tiếp cận khách hàng ưu việt. Kỹ thuật tiên tiến và thái độ phục vụ khách hàng chu đáo cho phép Trusting Ai nhanh chóng cung cấp dịch vụ cho những người dùng tốt có nhu cầu tài chính, đồng thời giúp các công ty chưa có đủ công nghệ kỹ thuật và kinh nghiệm trong việc kiểm soát và giảm thiểu rủi ro kinh doanh, nhanh chóng làm quen và thực hiện số hóa 4.0. Công ty đã không ngừng tăng cường xây dựng mạng lưới rộng khắp tại các địa phương bằng nguồn lực tại chỗ và thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các đối tác chiến lược như công ty cầm đồ, ngân hàng, ví điện tử, các kênh thanh toán và mạng lưới liên kết khác.

Với tôn chỉ luôn cố gắng giải quyết nhu cầu tài chính của khách hàng, Trusting AI đã tiến hành nghiên cứu sâu mọi hệ thống tài chính địa phương và các quy định pháp luật, chính sách có liên quan để có thể đưa ra các gói sản phẩm, dịch vụ tốt nhất đến tay người dùng, bao gồm cả việc liên kết với đối tác là các tổ chức, cá nhân để phục vụ cho các nghiệp vụ cho vay ngang hàng, chấm điểm và xếp hạng tín dụng, thanh toán, thông tin tín dụng, tài chính cá nhân, gọi vốn cộng đồng...

Báo cáo của Hiệp hội Ngân hàng cho thấy, hiện nay có khoảng trên 100 doanh nghiệp công nghệ tài chính (fintech) đang hoạt động tại Việt Nam, chủ yếu trong lĩnh vực thanh toán, tiếp đến là tài chính cá nhân, cho vay ngân hàng... Kết quả giao dịch qua các dịch vụ trung gian thanh toán trong nửa đầu năm 2021 đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020, cụ thể:  Dịch vụ cổng thanh toán điện tử tăng 46,77% về số lượng, 42.60% về giá trị; dịch vụ Ví điện tử tăng 85,38% về số lượng, 91,57% về giá trị; dịch vụ Hỗ trợ thu hộ, chi hộ tăng 47,10% về số lượng, 78,09% về giá trị; dịch vụ Hỗ trợ chuyển tiền tăng 95,66% về số lượng, 16,94% về giá trị.

Cũng theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, trong 5 năm qua, tổng số lượng thanh toán qua kênh Internet tăng 262,5%, giá trị thanh toán tăng 353%; thanh toán di động tăng 1.000% về số lượng nhưng tăng tới 3.000% về giá trị. Tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2021, số lượng giao dịch tài chính qua kênh Internet Banking tăng 62,50% về số lượng và 32,03% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2020; tương tự số lượng giao dịch tài chính qua kênh Mobile Banking tăng 82,71% về số lượng và 115,11% về giá trị giao dịch.

Sẵn sàng thích ứng với các quy định pháp luật 

Tuy nhiên, khuôn khổ pháp lý về dịch vụ trung gian thanh toán và fintech tại Việt Nam còn thiếu và chưa đồng bộ. Ngân hàng Nhà nước đã dự thảo và lấy ý kiến các bộ, ngành Nghị định quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động fintech trong lĩnh vực ngân hàng (sandbox) và khẳng định sẽ sớm ban hành ngay trong năm 2021. Cùng với đó, dự kiến các văn bản khác có liên quan như Nghị định thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 12-09-2012 về thanh toán không dùng tiền mặt, Thông tư hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán, Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, Nghị định về định danh và xác thực điện tử, Luật Giao dịch điện tử… cũng sẽ sớm được các cơ quan chức năng đệ trình.

Từ đầu năm 2020, Trusting AI đã nộp hồ sơ xin tham gia cơ chế thử nghiệm Fintech tại Việt Nam lên Ngân hàng Nhà nước nhằm thể hiện tinh thần tuân thủ quy định pháp luật và từ đó đến nay, đội ngũ ban lãnh đạo công ty luôn trong quá trình chờ đợi những chính sách, hành lang pháp lý tiếp theo để doanh nghiệp có thể được hoạt động bền vững và đảm bảo quyền lợi hợp pháp khi kinh doanh lĩnh vực này tại thị trường Việt Nam.

Với các lợi thế và kinh nghiệm sẵn có, cùng sự hỗ trợ đầu tư kỹ thuật và tài chính tối đa từ Công ty mẹ, Trusting AI đã sẵn sàng cho việc chuyển mình và thích ứng với các quy định pháp luật và chính sách mới của Chính phủ, tiếp tục duy trì vị thế của một trong những tên tuổi hàng đầu về Fintech tại thị trường Việt Nam trong những năm qua.

Về định hướng phát triển, trong tương lai, Trusting AI sẽ tập trung vào việc tận dụng các lợi thế của riêng mình để liên tục cải tiến và làm phong phú thêm hệ thống sản phẩm, dịch vụ, hình thành một hệ sinh thái khép kín và tạo ra nhiều tiện ích mở rộng hơn nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng trong các lĩnh vực tài chính, thương mại điện tử, giải trí, v.v…

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm