Vàng SJC vẫn đắt hơn giá thế giới trên 3,3 triệu đồng/lượng

Vàng SJC vẫn đắt hơn giá thế giới trên 3,3 triệu đồng/lượng.
Vàng SJC vẫn đắt hơn giá thế giới trên 3,3 triệu đồng/lượng.

Lúc hơn 9h sáng nay 19/8, giá vàng SJC tại Hà Nội và TPHCM được Tập đoàn VBĐQ DOJI niêm yết giao dịch ở mức 36,56 triệu đồng/lượng (mua vào) - 36,6 triệu đồng/lượng (bán ra) đối với giao dịch bán lẻ và 36,57 triệu đồng/lượng - 36,6 triệu đồng/lượng đối với giao dịch bán buôn.

So với chốt phiên hôm qua, giá vàng SJC tại hai thành phố lớn qua niêm yết của Tập đoàn DOJI điều chỉnh tăng nhẹ mỗi chiều 10.000 đồng/lượng.

Cũng tại Hà Nội, báo giá của Công ty CP Đầu tư Vàng Phú Quý cho biết, giá vàng SJC hiện giao dịch ở mức 36,57 triệu đồng/lượng - 36,6 triệu đồng/lượng, giảm nhẹ mỗi chiều 10.000 đồng/lượng so với chốt phiên hôm qua.

Tại TPHCM, giá vàng SJC qua niêm yết của Tập đoàn VBĐQ Sài Gòn giao dịch ở mức 36,51 triệu đồng/lượng - 36,63 triệu đồng/lượng, giảm mỗi chiều 10.000 đồng/lượng.

Với mức điều chỉnh trên, giá vàng SJC hiện cao hơn giá vàng thế giới quy đổi trên 3,3 triệu đồng/lượng.

Trên thị trường thế giới, lúc hơn 9h sáng nay, giá vàng giao ngay tại châu Á qua niêm yết của Kitco.com có biên độ tăng hơn 1 USD, giao dịch ở mức 1.298,6 USD/ounce.

Còn chốt phiên hôm qua, giá vàng giao tháng 12 trên sàn COMEX giảm 6,9 USD, xuống 1.299,3 USD/ounce. Hôm 15/8, giá vàng chạm 1.293 USD/ounce, mức thấp nhất kể từ 6/8.

Giá vàng thế giới phiên hôm qua giảm, khi căng thẳng Ukraine lắng dịu, chứng khoán toàn cầu cùng USD tăng đã đẩy giá vàng xuống dưới mốc 1.300 USD/ounce.

Ở một diễn biến khác, USD tăng 0,2% so với các đồng tiền trong giỏ tiền tệ sau khi giảm hàng tuần liên tiếp lần thứ 6. Giá vàng và USD đang vận động ngược chiều nhau. Bên cạnh đó, giá dầu Brent giảm cũng gây áp lực lên giá vàng.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, thị trường đang chờ đợi phiên họp thường niên của lãnh đạo các ngân hàng trung ương tại Jackson Hole, Wyoming vào hôm thứ 5 (21/8) tới. Cùng với đó là tuyên bố của chủ tịch Fed Janet Yellen vào hôm thứ 6 (22/8) - manh mối về thời điểm tăng lãi suất - cũng sẽ tác động đến thị trường vàng.

Như vậy, có thể thấy rằng, căng thẳng tại Ukraine và Trung Đông đã góp phần làm giá vàng tăng gần 8% trong năm nay, làm tăng nhu cầu vàng khi nhà đầu tư chuyển sang tài sản được coi là an toàn trong bối cảnh rủi ro địa chính trị. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, sự hẫu thuẫn của những sự kiện địa chính trị này sẽ không kéo dài.

Theo An Hạ (Dân Trí)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm