Kỳ họp HĐND TP.HCM: Các giải pháp để phát triển kinh tế

Tại kỳ họp 14 HĐND TP.HCM khóa VIII khai mạc sáng nay (8-7), bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết KT TP tiếp tục phục hồi tăng trưởng ổn định, tình hình sản xuất kinh doanhcó nhiều chuyển biến tích cực. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) quý II trên địa bàn TP tăng 8,7% (quý I tăng 7,7%), sáu tháng đầu năm ước đạt 378.915 tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 7,9%).

Tình hình thu chi ngân sách nhà nước có sự chuyển biến tích cực. Hầu hết các chỉ tiêu thu đều dạt khá so với dự toán và tăng cao hơu vực so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, thu từ khu vực KT tăng đến 18,49% so với cùng kỳ cho thấy sản xuất kinh doanh có dấu hiệu phục hồi. Các doanh nghiêp đã nỗ lực duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

“Ước sáu tháng đầu năm 2014  thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (không tính ghi thu ghi chi) là 121.910 tỷ đồng, đạt 53,87% dự toán, tăng 14,9% so  với cùng kỳ”, bà Hồng cho biết thêm.

Tuy nhiên, kinh tế TP vẫn tồn tại một số hạn chế yếu kém như:

Tổng cầu của nền KT chưa tăng, thị trường hàng hóa thế giới vẫn còn bất ổn. TỐc độ tăng trưởng còn chậm so với kế hoạch, nợ xấu vẫn ở tỷ lệ cao.

Những hộ đã vượt chuẩn nghèo giai đoạn ba của TP, 12tr đồng/người/năm vẫn chưa thực sự thoát nghèo, cuộc sống chưa thực sự ổn định.

Giải quyết các điểm ngập chưa bền vững, khả năng tái ngập cao khi xuất hiện mưa lớn, triều cường. Các khu xử lý chất thải chưa ổn định, đang điều chỉnh phân khu chức năng xử lý chất thải rắn nên việc điều phối rác, phê duyệt cự ly thu gom, vận chuyển của các đơn vị còn chậm.

Nguyên nhân khách quan là do KT thế giới còn khó khăn, đã ảnh hưởng đến thị trường xuất nhập khẩu của nước ta. Trong nước, sức cạnh tranh của nền KT còn thấp. Những rủi ro do thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển KT và ổn định đời sống nhân dân.

Cạnh đó, về chủ quan, năng lực tham mưu của một số sở ngành còn hạn chế. Mặc dù phát hiện được vấn đề phát sinh từ thực tiễn, nhưng khâu đề xuất, xử lý còn chậm chạp.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá nêu trên, TP đưa ra các nhóm giải pháp:

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các DN phát triển sản xuất kinh doanh. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển bốn ngành công nghiệp trọng yếu có hàm lượng khoa học-công nghệ cao. Đẩy mạnh việc xây dựng và tiến hành đề án phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để hạn chế tối đa hàng nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc.

Cạnh đó tăng dần tỉ trọng các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức, công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, công nghiệp phục vụ nông thôn. Đặc biệt cần chú trọng hệ thống kinh doanh thực phẩm nhằm giảm bớt các chi phí trung gian từ nơi sản xuất đến tận tay người tiêu dùng, qua đó góp phần làm giảm áp lực lạm phát ở thị trường trong nước.

Tiếp đó là tăng cường huy động nguồn thu, kiểm soát chặt chẽ chi tiêu, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách, tăng cường hiệu quả đầu tư công. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tập trung phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng; Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; Thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, tạo việc làm, phòng chống dịch bệnh.Phát triển khoa học và công nghệ. Tăng cường hoạt động truyền thông; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giáo dục, y tế….

Thu Hương-Lê Thoa

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm