Lộ tuyến cổ tử cung ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không?

(PLO)- Lộ tuyến ở phụ nữ mang thai rất thường gặp và có triệu chứng giống như phụ nữ không mang thai. Tuy nhiên, phải được theo dõi và thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa để loại trừ doạ sẩy thai, dọa sinh non khi dịch âm đạo có lẫn sợi máu, máu dạng chấm hoặc xuất huyết âm đạo.

Theo Bs.CK2. Nguyễn Văn Thắng – Hệ Thống Y Tế Phụ Sản 315 tư vấn: “Trước tiên, bạn cần xác định rằng “lộ tuyến cổ tử cung” không phải là một bệnh lý, đó là một tình trạng lộ mô tuyến cổ trong của cổ tử cung trong quá trình tái tạo biểu mô lát tầng (epithelium) bề mặt theo chu kỳ kinh và không dẫn đến ung thư cổ tử cung, không đúng như quan điểm của rất nhiều người hay gọi viêm lộ tuyến và thường nghĩ sẽ gây nên ung thư. Do đó, về mặt lý thuyết thì không cần phải điều trị. Tuy nhiên, do tình trạng tăng tiết dịch từ mô tuyến bị lộ ra có thể gây khó chịu và đôi khi bị bội nhiễm vi trùng, trùng roi hoặc nhiễm nấm, khi đó, cần thiết phải điều trị”.

Đội ngũ bác sĩ tại các phòng khám Phụ Sản 315 với kinh nghiệm dày dặn và không ngừng cập nhật kiến thức y khoa tiên tiến nhằm đảm bảo mang đến sự an tâm tuyệt đối trong quá trình thăm khám và chữa trị.

Bác sĩ Nguyễn Văn Thắng cho biết thêm: “Lộ tuyến ở phụ nữ mang thai rất thường gặp và có triệu chứng giống như phụ nữ không mang thai. Vậy nên, nhất thiết phải được theo dõi và thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa hoặc nữ hộ sinh để loại trừ doạ sẩy thai, dọa sinh non khi dịch âm đạo có lẫn sợi máu, máu dạng chấm hoặc xuất huyết âm đạo. Lộ tuyến có thể tự khỏi sau sanh 3-6 tháng”.

Nguyên nhân và triệu chứng của lộ tuyến cổ tử cung

Hầu hết phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thường rất quan tâm khi nghe nói mình bị viêm lộ tuyến cổ tử cung. Thực ra, về mặt bệnh lý học, gọi “lộ tuyến cổ tử cung” thì đúng hơn vì đó không phải là bệnh lý viêm mà chỉ là tình trạng lộ mô tuyến cổ trong cổ tử cung.

Đến ngày nay, nguyên nhân gây lộ tuyến cổ tử cung vẫn chưa được xác định một cách chính xác rõ ràng. Y học hiện đại cho rằng có thể liên quan đến thay đổi nội tiết, có thể liên quan đến sử dụng thuốc ngừa thai dạng uống, phụ nữ có đáp ứng ở mức cao đối với estrogen.

Phần lớn phụ nữ bị tình trạng lộ mô tuyến cổ trong cổ tử cung không có triệu chứng. Thường gặp nhất là tăng tiết dịch âm đạo (huyết trắng), đôi khi có lẫn sợi máu hoặc máu dạng chấm xuất hiện muộn sau giao hợp, âm đạo bị kích ứng, đau hoặc chảy máu sau giao hợp khi có bội nhiễm.

Với hơn 50 phòng khám trải dài từ Nam ra Bắc, Phụ Sản 315 tự hào là hệ thống phòng khám có quy mô lớn cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm đến từ các bệnh viện hàng đầu.

Khi thai phụ bị lộ tuyến cổ tử cung trong lúc mang thai thì việc điều trị phải hết sức thận trọng. Cần phết tế bào cổ tử cung nếu thai phụ chưa thực hiện ít nhất trong 12 tháng trước và đặc biệt nếu thai phụ đã hơn 30 tuổi. Không nên đốt cổ tử cung dù lộ tuyến rộng hay toàn bộ cổ tử cung vì có nguy cơ gây sẩy thai hoặc sanh non. Chỉ nên đặt thuốc âm đạo một cách nhẹ nhàng và hạn chế (thường chỉ nên 3 ngày) nếu có nhiễm trùng âm đạo nặng và phải chọn lựa loại thuốc không gây ảnh hưởng thai. Vệ sinh âm hộ thật tốt và mặc đồ thoáng mát để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Sau sanh 6 tháng, nếu phết tế bào cổ tử cung không ghi nhận bất thường, bạn cần khám phụ khoa để được điều trị thích hợp. Ngược lại, nếu phết tế bào có nghi ngờ tiền ung thư (loạn sản) thì nhất thiết phải đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chọn lựa phương pháp điều trị.

Phân độ lộ tuyến để có phương pháp điều trị phù hợp

Thông thường, lộ tuyến cổ tử cung được chia thành 3 mức độ:

  • Lộ tuyến nhẹ: kích thước lộ tuyến từ 10mm (khoảng 1/3 đường kính cổ tử cung)
  • Lộ tuyến vừa: kích thước lộ tuyến > 10mm và < 20mm
  • Lộ tuyến rộng hoặc toàn bộ cổ tử cung: kích thước lộ tuyến >20mm (khoảng 2/3 đường kính cổ tử cung đến toàn bộ cổ tử cung).
Hệ Thống Y Tế Phụ Sản 315 có cơ sở vật chất hiện đại theo tiêu chuẩn Quốc tế và đa dạng các gói dịch vụ thăm khám và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho phụ nữ.

Lộ tuyến cổ tử cung về mặt lý thuyết thì không cần điều trị. Tuy nhiên, trên thực tế sẽ có các trường hợp sau:

Lộ tuyến nhẹ: không cần đốt, chỉ cần đặt thuốc nếu có bội nhiễm

Lộ tuyến vừa: Chỉ đốt khi không tự khỏi sau 3-6 tháng, đặc biệt có nhiều đợt bội nhiễm đã được điều trị nhưng không khỏi

Lộ tuyến rộng hoặc toàn bộ: Cần đốt khi vừa sạch kinh và sau một đợt điều trị bội nhiễm

Khi phụ nữ mang thai phát hiện bị lộ tuyến cổ tử cung, không phải quá lo lắng nếu các bạn khám và theo dõi ở những nơi chuyên khoa và có đầy đủ trang thiết bị cần thiết. Lộ tuyến cổ tử cung có thể tự khỏi hoặc điều trị triệt để hoàn toàn. Lộ tuyến có thể tự khỏi sau khi sanh 3-6 tháng.

Bs.CK2. Nguyễn Văn Thắng khẳng định: “Lộ tuyến cổ tử cung không dẫn đến ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, quá trình tái tạo lớp biểu mô lát tầng bề mặt và có kèm theo nhiễm HPV (Human Papilloma Virus), một loại vi rút u nhú ở người, có thể dẫn đến loạn dưỡng (dystrophy) rồi dẫn đến loạn sản (dysplasia), sau cùng là dẫn đến ung thư cổ tử cung. Thời gian này kéo dài từ 3 đến 7 năm. Do đó, các bạn hoàn toàn có đủ thời gian để phát hiện và điều trị triệt để. Tỷ lệ loạn sản rồi dẫn đến ung thư cổ tử cung rất thấp, chỉ vào khoảng 1/2000 những người bị lộ tuyến cổ tử cung”.

Hệ thống Y Tế 315:

Hotline: 0901.315.315

-Phòng khám Đa khoa Quốc tế Ivy Health

- Hệ thống Y Tế Phụ Sản 315 https://www.phusan315.com/

- Hệ thống Y Tế Nhi Đồng 315 https://www.nhidong315.com/

- Hệ thống Y Tế Tiêm Chủng Nhi 315 https://www.tiemchungnhi315.com/

- Hệ thống Y Tế Mắt 315 https://www.mat315.com/

- Hệ thống Y Tế Tim Mạch - Tiểu Đường 315 https://www.timmachtieuduong315.com/

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới