Trước đó, tổ chức bảo vệ môi trường Hội đồng Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở Mỹ đã đề nghị FDA cấm chất BPA và dẫn chứng nhiều nghiên cứu cho thấy BPA có thể gây bất thường về nhiễm sắc thể, sẩy thai, bệnh tim mạch, tiểu đường, rối loạn dương cương.
Tuy nhiên, người phát ngôn của FDA Doug Karas đã dẫn nhiều công trình nghiên cứu do FDA chủ trì để chứng minh mức phơi nhiễm của trẻ với chất BPA thấp hơn 84%-92% so với nghi vấn. Ông giải thích các nhà nghiên cứu đã tiêm BPA cho chuột cái với tỉ lệ 100-1.000 lần hơn BPA trong vật dụng đựng thức ăn, tuy nhiên 8 tiếng sau khi tiêm không tìm thấy BPA trong phôi thai. Từ đó FDA kết luận chưa đủ chứng cứ khoa học vững chắc chứng minh BPA gây hại con người.
Năm 2009, Canada là nước đầu tiên cấm sử dụng BPA trong sản xuất bình đựng sữa trẻ em bằng nhựa cứng. Sau đó nhiều nước đã ra lệnh cấm tương tự.
BPA được sử dụng để sản xuất vỏ đồ hộp, vỏ thức uống, chai nhựa.
D.THẢO