Nam Á đang leo thang chạy đua vũ khí hạt nhân?

Theo các nhà phân tích, khu vực Nam Á sẽ nhanh chóng trở thành cuộc chạy đua tranh giành quyền lực tối cao sở hữu vũ khí hạt nhân của 3 nước : Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc. Bản thân của cuộc chạy đua này vô cùng nguy hiểm và phức tạp bởi nó kéo theo tới những ngờ vực lần nhau và thù hằn trong lịch sử quá khứ.

“Kiềm chế và ngăn chặn”


Trung Quốc là một trong nhà cung cấp vũ khí hạt nhân chủ yếu của Pakistan

Đầu tiên nói đến Pakistan, đây là đất nước đang gặp nhiều bất ổn về cả kinh tế lẫn chính trị nhưng hiện tại lại đang bị cô lập trong cuộc chiến “khoe hàng” vũ khí với Ấn Độ.

Không xét đến quy mô kho vũ khí, Pakistan vẫn là một trong những quốc gia phát triển vũ khí hạt nhân với tốc độ nhanh nhất thế giới. Theo các bản báo cáo gần đây, đất nước này đang nắm giữ số lượng đầu đạn nhiều hơn gấp 3 lần kho vũ khí thập kỉ trước.
Sức mạnh hạt nhân được xem là chiến lược chính trị và quân sự của các nhà cầm quyền ở Pakistan đồng thời cũng được xem là một phương pháp để chống lại sự ảnh hưởng về chính trị và quân sự của Ấn Độ. Bản thân Pakistan không có học thuyết chiến tranh hạt nhân chính thức nào, nhưng lại có những thông báo chính thức về việc “kiềm chế và ngăn chặn” các vũ khí hạt nhân này.
Chính phủ Pakistan gần đây đã thông qua quyết định mua 8 tàu ngầm từ Trung Quốc. Bản báo cáo trên chưa đưa ra những thông tin rõ ràng rằng Pakistan có đủ khả năng để trang bị các tên lửa hạt nhân này lên tàu ngầm hay không.Thỏa thuận buôn bán vũ khí giữa 2 nước được cho là đáng giá hàng tỷ đô-la và đây là một trong những thỏa thuận mang quy mô lớn nhất của Trung Quốc.
Theo bản báo cáo được xuất bản bởi Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, từ lâu Trung Quốc đã trở thành một trong những nhà cung cấp vũ khí quân sự chính của Pakistan – chiếm hơn một nửa lượng vũ khí nhập khẩu của Pakistan.

Lịch sử đầy tranh chấp


Ấn Độ chủ trương “Không khia hỏa đầu tiên” trong sử dụng vũ khí hạt nhân

Trung Quốc và Pakistan đã đồng hành cùng nhau từ lâu bởi họ có cùng sự ngờ vực đối với Ấn Độ.

Gần đây, theo một báo cáo khác, người Pakistan đã thử phóng một tên lửa có khả năng chứa đầu đan hạt nhân. Pakistan đang sỡ hữu một tên lửa tầm trung Shaheen-III với tầm bắn khoảng 1,700 dặm, dễ dàng vượt ngoài tầm bay của tên lửa Ấn Độ. Một báo cáo gần đây của lãnh đạo Pakistan tuyên bố rằng đất nước này đang tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật tầm ngắn và một lần nữa, Ấn Độ đã bị bỏ xa.
Không ai có quyền đánh giá thấp sự cạnh tranh giữa 2 quốc gia này, thông qua lịch sử đầy tranh chấp của họ, trong đó bao gồm những cuộc chiến tranh toàn phần vào năm 1947, 1965 và 1971.
Theo các nhà phân tích, Ấn Độ được ước tính đang nắm giữ khoảng 110 đầu đạn và vẫn đang tiếp tục mở rộng các chiến thuật phát triển hạt nhân nhưng ở nhịp độ chậm hơn so với Pakistan. Kho vũ khí của Ấn Độ mang chiến thuật hỗn hợp, là một tổng hòa giữa các loại tên lửa tầm ngắn và tầm xa, tàu ngầm hạt nhân và tên lửa hành trình. Vào năm 1974, Ấn Độ đã cho thử thiết bị hạt nhân đầu tiên.
Theo thủ tướng Narendra Modi xác nhận, Ấn Độ có một học thuyết hạt nhân là “Không khai hỏa đầu tiên”, bởi an toàn luôn là mối quan tâm hàng đầu trong chiến thuật hạt nhân của Ấn Độ.
Trong khi đó, sức mạnh hạt nhân của Trung Quốc ngày càng tân tiến và nâng cao trong vũ khí chiến lược và lực lượng quân đội ngày càng đông vượt trội thật sự đã trở thành mối bận tâm cho Ấn Độ. Hơn nữa, Ấn Độ càng lo ngại nhiều hơn khi trở thành kẻ thù chung của mối quan hệ càng khắn khít giữa Trung Quốc và Pakistan.
Theo phân tích thì Trung Quốc đang giữ 250 số lượng đầu đạn bao gồm hỗn hợp các tên lửa tầm ngắn – trung – xa. Tham vọng của Trung Quốc là làm bá chủ các vùng đất, vùng trời và hệ thống phân phối hạt nhân trên biển.
Tham vọng hạt nhân của Trung Quốc bắt đầu vào những năm 1950 khi chiến tranh liên Triều nổ ra. Buổi thử nghiệm hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc được cho là đã được thực hiện vào năm 1964. Các nhà bình luận quốc tế cho rằng khả năng phát triển hạt nhân của đất nước này sẽ còn tiến xa hơn nữa trong những năm sắp tới.

“Công thức chết người”?


Cuộc diễu hành quân sự ở Pakistan khi binh lính đứng bên cạnh tên lửa tầm xa Shaheen-III vào ngày 23/3 vừa qua

Sự canh tranh hạt nhân khốc liệt ở Nam á đã trở thành nguyên nhân cho các sự bất ổn trong khu vực chìm đắm trong các vấn đề và khó khăn. Chính sự cạnh tranh này dường như là một sự cộng hưởng chết chóc được thêm vào vào hỗn hợp của tranh chấp lãnh thổ và khủng bố xuyên biên giới.

Sự bất ổn về kinh tế lẫn chính trị của Pakistan cũng đưa ra những câu hỏi lớn và rắc rối. Đất nước đang liên tục bị thách thức bởi nỗi viễn cảnh đáng sợ khi các nhóm khủng bố có được quyền sử dụng vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, các quan chức Pakistan khẳng định chắc chắn rằng những vũ khí nguy hiểm này vẫn đang nằm trong vòng an toàn.
Mĩ và Nga vẫn đang sở hữu hơn 90% vũ khí hạt nhân trên thế giới nhưng Nam Á – nơi tập trung đến ba quốc gia hạt nhân – vẫn đang làm cho nỗi sợ hãi về an ninh hạt nhân tăng lên.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới