Nhà đầu tư ồ ạt bán tháo, Dow Jones mất gần 400 điểm

Nhà đầu tư ồ ạt bán tháo, Dow Jones mất gần 400 điểm ảnh 1
Nhiều nhà đầu tư hoảng loạn trong các phiên giao dịch hôm qua 22/9.
Ảnh: WSJ.
Dow Jones chốt phiên ở mức 10733,83 điểm - mất tới 391,01 điểm, tương đương 3,5%. Một số cổ phiếu của nhóm blue-chip còn mất tới 500 điểm chỉ trong buổi chiều. Trong khi đó, S&P 500 cũng mất 3,2%, giảm xuống 1.129,56 điểm sau khi trở lại mốc thấp nhất 1.119 điểm của kỷ lục hồi tháng 8. So với ngày 29/4, S&P đã mất tới 17%. Theo Bloomberg, chỉ số MSCI toàn cầu giảm 4,5% và mất hơn 20% so với lúc đỉnh ngày 2/5. Thị trường chứng khoán thế giới đã mất hơn 10.000 tỷ USD kể từ tháng 5. MSCI của các nước phát triển trượt 4,2 % trong khi chỉ số của các thị trường kinh tế mới nổi mất tới 20% tính đến hôm 13/9. 2 ngày sau khi FED tung gói kích thích trị giá 400 tỷ USD, cảnh tượng hỗn loạn bao trùm khắp các sàn chứng khoán Mỹ. Quyết định của FED cũng là một lời thú nhận nghiêm túc rằng kinh thế giới đang nguy hiểm. Nhà đầu tư lo lắng thực sự và quyết định bán tống bán tháo hầu hết các cổ phiếu. Giới đầu tư cũng bán các loại hàng hóa và kim loại quý để tìm đến trái phiếu chính phủ - loại đầu tư được cho là an toàn khi khủng hoảng châu Âu không có lời giải và kinh tế thế giới ngày một hỗn loạn hơn. Giá dầu thô Brent giảm hơn 4% chỉ còn 105,49 USD. Dầu thô Mỹ tương lai giảm hơn 6%, tỷ lệ cao nhất trong 6 tuần qua.Vàng giảm xuống chỉ còn 1.739,2 USD một ounce. Giá đồng còn thảm hơn khi giảm tới 7,3%, chỉ còn 3,48 USD một pound. Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng mất điểm mạnh. Cổ phiếu của Citigroup giảm 6,1% còn 23,96 USD. Mục đích FED tung ra gói "Operation Twist" nhằm hạ thấp lãi suất cho vay dài hạn và buộc các ngân hàng phải huy động ở ngắn hạn đem cho vay dài hạn. Việc mất giá của nhóm này còn xuất phát từ tin Moody's đánh tụt tín nhiệm của những ngân hàng lớn trong ngày hôm qua 22/9. Ông Ng Soo Nam, Trưởng đại diện đầu tư của Quỹ Quản lý tài sản Nikko ở Singapore nói: "Thị trường đang trả giá cho cuộc suy thoái. Mọi thứ đang trở nên tồi tệ. Cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp là một vấn đề đáng lo ngại nhất". Trong khi đó, người đứng đầu Công ty quản lý đầu tư Thái Bình Dương Mohamed El-Erian hôm qua nói: "Thế giới đang đứng trước một cuộc khủng hoảng tài chính mới". Các nhà đầu tư đã theo dõi những tuyên bố của các quan chức G-20 trong cuộc họp của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF hôm qua. Tuy nhiên, họ thấy rất có ít hy vọng lo ngại về tình hình nợ công châu Âu được giải quyết.
Theo Thanh Thanh Lan (VNE)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm