Nhà nước phải định giá với giá điện

Bởi việc này sẽ bảo đảm được sự công khai, minh bạch, cũng như thuận tiện trong công tác quản lý.

Theo đó, các mặt hàng, dịch vụ do Nhà nước định giá bao gồm: nhà ở xã hội, nước sạch, xăng dầu thành phẩm, dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa, dịch vụ khám, chữa bệnh, đất đai, rừng, mặt nước, điện, dịch vụ chuyển tải điện, phân phối điện... Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho rằng không nên đưa điện và xăng dầu thành phẩm vào danh mục định giá bởi các quy định về xăng dầu đã được quy định tại Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Trái lại, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu lại đề nghị phải đưa giá điện vào diện Nhà nước định giá. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng cho rằng mặt hàng này hiện chưa theo cơ chế thị trường, nếu Nhà nước không định giá bán lẻ cũng “chết dở”. “Tùy theo mặt hàng có những cơ chế định giá khác nhau. Cách thức đối với từng mặt hàng cũng phải khác nhau” - ông Hùng nhấn mạnh.

Cùng ngày, thảo luận về dự án Luật Dự trữ Quốc gia, nhiều thành viên trong Thường vụ Quốc hội, trong đó có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị không nên quy định dự trữ quốc gia bằng tiền như dự thảo đề cập. Bởi lẽ mục tiêu của dự trữ quốc gia là nhằm phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ứng phó với tình huống đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy, chỉ hàng hóa mới đáp ứng tính khẩn cấp, kịp thời và phù hợp với mục tiêu của dự trữ quốc gia, khó có thể sử dụng tiền để ứng cứu trong những tình huống này.

THÀNH VĂN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm