Nội chiến Ukraine lại leo thang, phương Tây đã 'bật đèn xanh'?

Xung đột leo thang bất ngờ
Bạo lực bùng phát tại cứ điểm chiến lược quan trọng sân bay Donetsk vào ngày 13-1 khi lực lượng ly khai tố cáo quân đội chính phủ ném lựu đạn vào kho vũ khí của họ tại sân bay làm nổ kho đạn và hàng chục người chết. 

Chỉ trong 3 ngày, lực lượng ly khai tuyên bố đã chiếm thành công sân bay. Chính động thái trên buộc chính quyền Kiev phát động một chiến dịch quy mô lớn với sự tham gia của pháo binh hạng nặng và cả không quân nhằm tái chiếm cứ điểm quan trọng này.

Xe tăng của quân đội Ukraine gần sân bay Donetsk (Reuters)

Cả Donetsk và Luhansk chìm trong khói lửa của đạn pháo. Đến ngày 19-1 thì chính quyền Ukraine tuyên bố quân đội chính phủ đã tái chiếm thành công sân bay Donetsk.

Trong khi đó, bộ ngoại giao của Ukraine lại phát đi một thông báo kêu gọi chính quyền

 Donetsk 

thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo thỏa thuận ngừng bắn Minsk. Lý giải cho sự “mâu thuẫn” giữa hành động và lời nói của chính quyền Kiev, giới phân tích cho rằng ông Poroshenko đang thực hiện nước cờ “cây gậy và củ cà rốt” với lực lượng ly khai.
Theo ông Daniel McAdams, giám đốc điều hành của viện Ron Paul (chuyên nghiên cứu về hòa bình và thịnh vượng) sở dĩ lần này chính quyền ông Poroshenko tự tin vào sức mạnh của mình là do có sự đảm bảo “chống lưng” từ chính phủ Mỹ.
Đã có người "chống lưng"
Còn nhớ vào cuối năm ngoái, một đạo luật mang tên “Hỗ trợ tự do Ukraine” đã được quốc hội Mỹ thông qua đồng thời có cả chữ ký của tổng thống Obama. Phần 3 của đạo luật này nói rõ chính phủ Mỹ có nghĩa vụ phải giúp chính quyền Ukraine khôi phục và giữ vững quyền toàn vẹn lãnh thổ của họ.

Nhà trắng đã cam kết thì họ chắc chắn sẽ thực hiện đạo luật của mình. Bằng chứng là mới cuối tuần trước thôi, chính ông Poroshenko đã tuyên bố “như đinh đóng cột” rằng quân đội chính phủ sẽ đạt được những chiến thắng quân sự ở phía Đông và “chúng ta sẽ lấy lại Donbass”. Dựa vào đâu mà ông Poroshenko có thể tự tin như vậy? 

 Nhà dân ở Donetsk bị đạn pháo đánh trúng (Reuters)

Đúng như dự đoán của các chuyên gia, chiến dịch tái chiếm sân bay Donetsk của quân đội chính phủ chỉ kéo dài 2 ngày. Thành phố Donetsk hứng chịu hơn 50 trận pháo kích mỗi ngày, hàng chục dân thường thiệt mạng trong khi lực lượng ly khai bị bất ngờ bởi sức mạnh áp đảo từ quân đội Kiev và buộc phải rút khỏi sân bay- cứ điểm mà họ chỉ mới chiếm được 3 ngày trước. Có hay không vai trò hỗ trợ về mặt quân sự của chính phủ Mỹ mà ông Poroshenko có thể tự tin phát động một chiến dịch lớn, tốc độ và đầy tự tin như thế?

Cần nhớ, dự luật “Hỗ trợ tự do Ukraine” cam kết cung cấp 350 triệu USD vũ khí sát thương cho chính quyền Kiev, nó có thể được kích hoạt bởi các hành động khiêu khích hoặc leo thang xung đột. 
Hành động tấn công sân bay Donetsk của lực lượng ly khai hồi đầu tuần rồi là lý do không thể phù hợp hơn để kích hoạt điều khoản 350 triệu USD này. Dù cho ai là người khiêu khích trước thì kẻ hưởng lợi đầu tiên trong chuỗi sự kiện vừa qua không ai khác chính là chính quyền Kiev.
Tự vệ chính đáng?
Ông Daniel McAdams cho rằng quân đội Kiev đang tự biện hộ cho sự leo thang xung đột bằng cách lập luận sân bay Donetsk vẫn nằm trong tầm kiểm soát của họ khi thỏa thuận Minsk được ký và các chiến dịch pháo kích mới đây chỉ là hành động tự vệ nhằm tái chiếm lãnh thổ của mình.
Theo cách lập luận này thì chính quyền Ukraine không hề vi phạm thỏa thuận ngừng bắn ở Minsk mà chính lực lượng ly khai mới là bên khiêu khích trước. Do đó, đạo luật “hỗ trợ tự do Ukraine” nghiễm nhiên được kích hoạt bởi Mỹ và các nước phương Tây
Tuy nhiên, bản chất của cuộc xung đột lần này vẫn là sự leo thang bạo lực đáng báo động và nhiều chuyên gia phân tích nghi ngờ khả năng chấm dứt sớm của nó.
Quân đội Ukraine đã có khoảng thời gian quý báu trước giáng sinh và năm mới để tái trang bị, tăng cường sức mạnh đáng kể. Họ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều khi đã có sự hỗ trợ vững chắc của phương Tây, đặc biệt là Mỹ. 
Nội các mới ở Washington đang nằm trong tay đảng Cộng Hòa và họ cực kỳ bảo thủ cũng như hiếu chiến. Và quốc hội mới này cũng cảm thấy họ có nhiều việc phải làm ở Đông Âu hơn là bỏ rơi Ukraine giải quyết vấn đề một mình. Do đó, trận chiến ở sân bay Donetsk dù đã kết thúc nhưng nó có thể sẽ là mở đầu cho một giai đoạn giao tranh ác liệt mới giữa hai phe.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới