Ở trên 30 năm sẽ được công nhận chủ sở hữu nhà?

Tiếp đó, người chị này cho bà N. ở nhờ. Năm 2006, do đòi nhà không được nên bà khởi kiện... Ngược lại, bà N. cho rằng không ở nhờ mà đã mua căn nhà này từ người chị đã mất của bà C. vào năm 1972.

Tháng 9-2011, TAND TP.HCM xử phúc thẩm lần hai, nhận định nhân chứng (người nhà bà C., tổ dân phố) khai “căn nhà trên là của tổ tiên và bà C. cho bà N. ở nhờ” nên HĐXX buộc bà N. giao nhà cho bà C.

Luật sư tham gia phiên tòa ở cấp sơ thẩm lần một của bị đơn cho rằng trong quá trình xét xử, tòa đã bỏ qua các chứng cứ pháp lý quan trọng mà chỉ dựa vào lời khai của người nhà bà C. là không hợp lý. Tuy nhiên, tòa đã không chấp nhận ý kiến bảo vệ này.

Đánh giá vụ việc, luật sư Trần Công Ly Tao (Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng việc tòa dựa vào lời khai của nhân chứng là người nhà nguyên đơn, một vài người trong tổ dân phố để tuyên án là không khách quan. Bởi lời khai nhân chứng chỉ có giá trị tham khảo và nguyên tắc pháp luật của chúng ta từ trước đến nay là trọng chứng hơn là trọng cung. Mặt khác, khoản 1 Điều 47 BLTTDS nêu: Đương sự có yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp. Trong khi đó, từ hồ sơ vụ án cho thấy nguyên đơn không hề có chứng cứ nào chứng minh mình là chủ sở hữu tài sản trên.

Một thẩm phán Tòa Dân sự TAND TP.HCM cho biết khi nguyên đơn không chứng minh được tài sản đi đòi là của mình hoặc chứng cứ mơ hồ, không khách quan thì tòa cần xem xét, làm rõ. Nếu không có cơ sở chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, còn bị đơn đã ở trên mảnh đất này hơn 30 năm liên tục, ổn định, không hề có tranh chấp thì bị đơn phải được ưu tiên sở hữu tài sản trên.

Hiện phía bị đơn đã làm đơn đề nghị giám đốc thẩm bản án phúc thẩm của TAND TP.HCM trên.

PHAN THƯƠNG

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm