Đề xuất thêm 4 trường hợp bị tinh giản biên chế

Theo đó, dự thảo bổ sung các điểm h, i, k, l vào khoản 1 Điều 6 quy định về các trường hợp tinh giản biên chế.

Cụ thể, cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật (gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức), thuộc đối tượng tinh giản biên chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Cán bộ, công chức, viên chức theo đề án vị trí việc làm cần đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn hoặc phải chuyển sang vị trí việc làm khác nhưng cá nhân không có nhu cầu, tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng đồng ý.

b) Cán bộ, công chức, viên chức có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhiệm nên bị hạn chế năng lực hoàn thành công việc được giao, có thể bố trí việc làm khác nhưng cá nhân không có nhu cầu, tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng đồng ý.

c) Cán bộ, công chức, viên chức có phân loại đánh giá xếp vào mức không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm tinh giản biên chế và cơ quan trực tiếp quản lý, sử dụng đánh giá khó có thể tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ do năng lực hạn chế, đồng thời cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng đồng ý.

d) Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo do sắp xếp tổ chức bộ máy thôi giữ chức vụ lãnh đạo, có thời gian công tác còn dưới ba năm, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng đồng ý.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm