Kiểm sát việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại toà án

Theo đó, đối tượng bị kiểm sát có tòa án, thẩm phán, thư ký tòa án, người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính và cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong quá trình tòa án thụ lý, giải quyết vụ việc...

Trụ sở VKSND Tối cao. Ảnh: Trang web của VKSND Tối cao.

Hoạt động kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính bắt đầu từ khi VKS nhận thông báo thụ lý hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đến khi có quyết định giải quyết việc xem xét, áp dụng các biện pháp xử lý hành chính của tòa án có hiệu lực mà không có khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị theo quy định.

Cạnh đó, quy chế cũng quy định khi kiểm sát trong hoạt động xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại tòa án, VKS có các nhiệm vụ, quyền hạn:

- Kiểm sát việc thụ lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

- Kiểm sát việc tòa án yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ;

- Kiểm sát việc mở phiên họp, hoãn phiên họp;

- Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ việc và dự thảo văn bản phát biểu ý kiến tại phiên họp;

- Tham gia phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của tòa án; phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với các quyết định giải quyết của tòa án; kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên họp và phát biểu ý kiến của VKS tại phiên họp;

- Kiểm sát việc tạm đình chỉ, đình chỉ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

- Kiểm sát việc áp dụng, không áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

- Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính...

Trong quá trình kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, nếu phát hiện vi phạm pháp luật của tòa án hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan khác thì VKS thực hiện quyền kiến nghị khắc phục vi phạm và phòng ngừa vi phạm theo quy định tại Điều 5 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và Điều 4 Pháp lệnh số 09/2014.

Việc kiến nghị có thể đối với từng vi phạm cụ thể hoặc kiến nghị tổng hợp thông qua nhiều hình thức khác nhau nhưng phải kịp thời.

Quyết định 299/QĐ-VKSTC có hiệu lực ngày 3-9-2020.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm