Có loại bệnh nguy hiểm như Corona

Ấy thế, dư luận còn bị nhiều tin giả có liên quan tấn công mà nếu không tỉnh táo nhận diện để tiêu diệt thì sự nguy hại có thể không lường hết được.

Ở Đà Nẵng, dù không bị nhiễm bệnh, một thanh niên vừa hết sốt xuất huyết đã sử dụng hình ảnh phiếu kết quả xét nghiệm của mình, đồng thời chỉnh sửa lại nội dung “dương tính với virus Corona” để đăng tải lên các trang mạng xã hội.

Ở Đắk Nông, dù các cơ quan chức năng xác định chưa có trường hợp nào mắc virus Corona nhưng một nam, một nữ đã đăng trên Facebook là tại Gia Nghĩa có một người nhiễm Corona, BV Đắk Nông đã cách ly một người nghi nhiễm virus Corona...

Ở TP.HCM, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cũng hấp tấp đăng tải những thông tin sai lệch về Corona. Theo báo động của ca sĩ này thì “có hai người Trung Quốc bị nhiễm đã chết tại BV Chợ Rẫy” nhưng sự thật thì không có ca bệnh nào tử vong tại bệnh viện này, kể cả tại TP.HCM hay Việt Nam nói chung. Vào thời điểm ca sĩ này loan tin, chỉ có hai người Trung Quốc đang được điều trị do bị nhiễm virus Corona. 

Tương tự, diễn viên Ngô Thanh Vân cũng đã vội vã loan tin thiếu kiểm chứng trên fanpage vào hôm 31-1 khi cho là “tối thứ Tư, tức sáng sớm thứ Năm vẫn còn chuyến bay trực tiếp từ Vũ Hán đáp vào Việt Nam…”.

Cứ thế, nhiều người bình thường lẫn nổi tiếng hoặc tự bịa đặt hoặc nghe theo lời đồn thiếu căn cứ đã phát tán, gieo rắc mớ thông tin tào lao, không chính xác về Corona, làm ảnh hưởng xấu tới trật tự xã hội. Để rồi trong những ngày gần đây, lượng người bị triệu tập để các cơ quan hữu quan xem xét, xử lý vì tung tin giả về Corona còn nhiều hơn số ca nhiễm virus Corona ngoài đời thực. (Theo thống kê sơ bộ, cả nước hiện có hơn 170 trường hợp, trong đó TP.HCM có 14 người tung tin giả.) 

Anh Phạm Hoàng Giang (ở Đà Nẵng) tự sửa kết quả mình bị nhiễm virus Corona rồi đăng lên mạng gây hoang mang dư luận. Ảnh: Công an cung cấp

Có thể người cố ý, người vô ý, người vì không biết về quy định xử phạt nên thản nhiên hóng hớt, xạo sự, nói cho sướng miệng, để câu like, câu view. Song cũng không loại trừ có người nắm rõ nhưng lại muốn các thông tin về chế tài (tức chấp nhận bị phạt) làm cho tên tuổi của mình được nhiều người biết hơn theo mục đích nào đó.

Xét về pháp lý, những hành vi đó đều xâm phạm vào điều cấm của pháp luật. Cụ thể là đã “… phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” (theo điểm e khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng).

Về hình thức xử phạt, theo điểm a khoản 3 Điều 64 Nghị định 174/2013, cá nhân có hành vi “cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân” bị phạt tiền từ 10 triệu đến 15 triệu đồng.

Tới đây (15-4), khi Nghị định 15/2020 có hiệu lực (thay thế Nghị định 174/2013), cá nhân có hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi như “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân” bị phạt 5-10 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 101). Đồng thời, người vi phạm còn bị buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn.

Với dịch Corona đã và có thể sẽ tiếp tục gây chết người, sự quan tâm, lo lắng, tìm hiểu các thông tin về dịch bệnh cùng biện pháp phòng, chống, chữa trị là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, điều quan trọng cùng với đó là mọi người phải có sự tiếp nhận, chia sẻ thông tin dựa trên sự hiểu biết đúng từ những người có chuyên môn, từ sự kiểm chứng, xác nhận có trách nhiệm của các cơ quan chức năng để tự bảo vệ được mình và bảo đảm an toàn cho cộng đồng.

Còn như làm ngược lại (tung tin thất thiệt, đồn thổi…) có thể gây hại cho rất nhiều người khác hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, người vi phạm không chỉ bị xử lý hành chính mà còn có thể bị xử lý hình sự nếu hành vi thỏa đủ điều kiện. Bởi lẽ về mặt xã hội, họ đã tạo ra loại bệnh nguy hiểm không thua dịch Corona khiến nhiều người sợ hãi, hoảng loạn, sống dở chết dở…

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Niềm tin công lý và cái chết đau lòng

Niềm tin công lý và cái chết đau lòng

(PLO)- Một cái chết sau khi đã rời tòa, có nhắn gửi, có thời gian cân nhắc mà vẫn quyết liệt thực hiện chỉ có thể đến từ một người trọng danh dự, cẩn trọng và tin mình vô tội. Họ chết vì tuyệt vọng khi niềm tin không còn.

Ngẫm chuyện bồi thường và quy hoạch treo

Ngẫm chuyện bồi thường và quy hoạch treo

(PLO)- Chậm chân, vướng quy hoạch nên không thể chuyển mục đích sử dụng đất khiến hai mảnh đất liền kề chênh lệch 10 lần về giá bồi thường vì bên đất nông nghiệp, bên đất ở. Đây là thực tế đáng suy ngẫm về công tác quy hoạch và chính sách bồi thường...

Vụ án Trần Hùng và nguyên tắc suy đoán vô tội

Vụ án Trần Hùng và nguyên tắc suy đoán vô tội

(PLO)- Trong vụ án Trần Hùng có cả chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội; nếu chỉ chấp nhận chứng cứ buộc tội và bác bỏ chứng cứ gỡ tội thì liệu nguyên tắc suy đoán vô tội có được đảm bảo?!

Đại án Việt Á và 'của tin còn một chút này...'

Đại án Việt Á và 'của tin còn một chút này...'

(PLO)- Cuộc sống luôn có ngoại lệ. Việc bị cáo - cựu giám đốc CDC Bình Dương Nguyễn Thành Danh không nhận tiền cảm ơn từ Việt Á là một ngoại lệ khiến người ta nhớ đến câu “Của tin gọi một chút này làm ghi…”.

Mạng ảo nhưng 'sát thương' là thật!

Mạng ảo nhưng 'sát thương' là thật!

(PLO)- Nhiều trường hợp người bị tấn công trên mạng xã hội phải ngậm đắng nuốt cay, cắn răng chịu đựng và chọn cách im lặng để tự bảo vệ mình…

Thông qua Luật Đất đai: Thà chậm mà chắc!

Thông qua Luật Đất đai: Thà chậm mà chắc!

(PLO)- Việc thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) có thể chậm nhưng phải thật chắc, để đảm bảo rằng một khi Quốc hội đã bấm nút thông qua thì phải đáp ứng được kỳ vọng của Nhân dân.

Vi phạm nồng độ cồn: Hết đường xin xỏ!

Vi phạm nồng độ cồn: Hết đường xin xỏ!

(PLO)- Ngoài xử phạt hành chính, CSGT còn gửi thông báo về đơn vị công tác đối với cán bộ, đảng viên vi phạm nồng độ cồn để kiểm điểm, xử lý theo quy định của Đảng, cơ quan...

Lộng ngôn trên mạng!

Lộng ngôn trên mạng!

(PLO)- Dùng mạng xã hội không khéo hoặc thiếu văn minh thì người dùng rất dễ trở thành “con tin” trước đám đông hoặc bị phạt tiền, bị tù tội.

‘Chung cư mini’ và khoảng trống pháp luật

‘Chung cư mini’ và khoảng trống pháp luật

(PLO)- Những căn hộ riêng lẻ “biến hoá” thành chung cư được phê duyệt an toàn PCCC công trình như nhà ở thông thường khiến cho sự an toàn của người sử dụng bị treo lơ lửng.