Nhiều vướng mắc trong xác định vụ hay việc dân sự

Ông Nguyễn Công Phú, Phó Chánh Tòa Kinh tế TP.HCM, chỉ ra một số điểm bất nhất mà các tòa trong lĩnh vực kinh doanh thương mại lúc thì xác định là việc dân sự, lúc thì là vụ án dân sự.

Theo đó, có vụ việc tòa xác định là việc dân sự nhưng khi lên đến tòa cấp phúc thẩm, Tòa Tối cao lại xác định là vụ án. Cũng có văn bản của tòa án xác định là vụ án, sau đó lại xác định là việc dân sự.

Ngoài ra, có vụ việc tòa án cấp sơ thẩm, rồi phúc thẩm xử rồi sau đó có khiếu nại lên Hội đồng Thẩm phán và lãnh đạo TAND Tối cao đã kháng nghị giám đốc thẩm. Kháng nghị nhận định yêu cầu của đương sự là việc dân sự nhưng tòa cấp sơ thẩm, phúc thẩm lại thụ lý giải quyết thành vụ án. Đây là vi phạm tố tụng nên kháng nghị đã hủy để giải quyết lại từ đầu theo thủ tục việc dân sự.

Đây là một điểm mâu thuẫn, vì nếu cho là việc dân sự thì sao lại có giám đốc thẩm. Theo quy định, chỉ có hai loại việc dân sự có tái thẩm, giám đốc thẩm là yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài và phán quyết của trọng tài nước ngoài.

Cũng theo ông Phú, đối với yêu cầu hủy nghị quyết của đại hội đồng cổ đông - công ty cổ phần, nếu là việc dân sự sẽ tự tổ chức để thực hiện lại chứ không thể kiện ra tòa. Nếu kiện thì phải xác định là có tranh chấp nhưng nếu xác định là vụ án thì phải có bị đơn…

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm