Rút đề xuất phạt 100 triệu khi báo chí đưa tin sai

Trong Dự thảo Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước liên quan đến hành vi đăng, phát, cung cấp, đưa tin, công bố thông tin sai sự thật, Bộ Tư pháp đã đề nghị bổ sung Điều 8a sau Điều 8 của Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11.2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.

Theo đó, Điều 8a quy định mức phạt vi phạm quy định về đăng, phát thông tin sai sự thật trong một số lĩnh vực quản lý nhà nước: Phạt tiền từ 10- 20 triệu đồng đối với hành vi đăng, phát sai lệch các thông tin thống kê đã được cơ quan có thẩm quyền công bố.

Phạt tiền từ 75-100 triệu đồng đối với hành vi đăng, phát thông tin sai sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường.

Rút đề xuất phạt 100 triệu khi báo chí đưa tin sai ảnh 1(ảnh minh họa: internet)
Đề xuất này của Bộ Tư pháp gây ra sự phản ứng của giới báo chí và dư luận. Những phản ứng chủ yếu tập trung vào 2 vấn đề: Một là hành vi đưa tin sai sự thật được quy định trong rất nhiều Nghị định. Thứ 2 là pháp lệnh hiện hành quy định về nhiều cơ quan có thẩm quyền xử phạt đối với cơ quan báo chí.

Ông Trần Tiến Dũng, Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Tư pháp cho biết, sau khi báo chí có phản ánh, Bộ Tư pháp đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi khoảng 8 Nghị định để tập trung vào thẩm quyền xử lý, xử phạt đối với báo chí theo hướng báo chí đã nêu làm sao thống nhất về một đầu mối để xử phạt.

Ông Đặng Thanh Sơn, Cục trưởng Cục Xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (Bộ Tư pháp) cho biết, đây là một vấn đề nhạy cảm, trực tiếp liên quan đến quyền tự tự do ngôn luận, cho nên Bộ Tư pháp đã chủ động thực hiện việc rà soát văn bản và tất cả có 9 Nghị định xử phạt hành vi đưa tin sai sự thật, trong đó có xử phạt đối với các cơ quan báo chí. Bộ đã trực tiếp họp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện việc quản lý Nhà nước có hành vi này. Sau đó, Bộ cũng đã có văn bản báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và Thủ tướng đã có chỉ đạo giao Bộ Tư pháp là cơ quan chủ trì phối hợp với các Bộ ngành liên quan nghiên cứu để xây dựng một nghị định sửa đổi nhiều Nghị định, cố gắng làm theo thủ tục rút gọn.

Bổ sung 8avề xử phạt báo chí: Trước mt chưa thực hiện

“Quá trình triển khai, Bộ Tư pháp cũng đã xác định quan điểm chỉ đạo làm sao bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong các Nghị định quy định về xử lý hành chính, trong đó có quy định phạt các cơ quan báo chí; bảo đảm tính minh bạch, thống nhất trong áp dụng pháp luật trong việc đăng phát, công bố thông tin sai sự thật”- ông Sơn nói.

Ông Đặng Thanh Sơn cho biết, việc xử phạt với cơ quan báo chí được thực hiện theo đúng thẩm quyền của Nghị định 159/2013 của Chính phủ. Bộ Tư pháp đã thực hiện rất nhiều cuộc họp, thận trọng lấy ý kiến, tổ chức Hội đồng tư vấn thẩm định…

“Chúng tôi xác định đây là một vấn đề phức tạp liên quan đến hệ thống Nghị định xử lý vi phạm hành chính, phải lấy ý kiến thận trọng. Tuy nhiên vấn đề báo chí đặt ra cần phải giải quyết trước, cho nên Bộ Tư pháp đã có dự kiến dự thảo Nghị định. Trong đó trước mắt quy định, sửa đổi bổ sung một số điều để giải quyết Nghị định hiện hành trực tiếp liên quan đến 2 vấn đề mà dư luận và báo chí phản ánh”- ông Sơn nói.

Ông Sơn cho biết, dự kiến tất cả các hành vi vi phạm hành chính do các cơ quan báo chí thực hiện có liên quan đến hành vi đưa tin sai sự thật đang được quy định trong các Nghị định khác nhau sẽ không áp dụng đối với các cơ quan báo chí. Sẽ áp dụng đối với các cơ quan báo chí theo Nghị định 159/2013 của Chính phủ.

Ông Sơn cũng lưu ý đây mới là dự thảo của Bộ Tư pháp trình Chính phủ. Chính phủ sẽ phải thảo luận, lấy ý kiến thành viên Chính phủ rồi mới đưa ra quyết định chính thức.

Ông Trần Tiến Dũng, Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Tư pháp cũng khẳng định, việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí vẫn áp dụng theo Nghị định 159/2013 của Chính phủ, trước mắt không đề xuất bổ sung Điều 8a vào Điều 8 Nghị định 159/2013./.

Theo Minh Hòa/VOV.VN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm