Sơ thẩm kết lừa đảo, phúc thẩm tuyên cướp giật

Theo hồ sơ, do có nhu cầu mua điện thoại, Thích lên mạng và biết T. đang rao bán điện thoại nên liên hệ mua. Ngày 5-6, Thích rủ Đô đi cùng đến gặp T. trao đổi. T. nói bán với giá 1,6 triệu đồng, Thích trả giá 1,5 triệu, hai bên không đồng ý nên Thích, Đô ra về.

Đi được khoảng 50 m thì Thích nảy sinh ý định chiếm đoạt điện thoại nên nói với Đô: “Để tao giả vờ mua điện thoại rồi lợi dụng sơ hở giật lấy điện thoại bỏ chạy”. Thích gọi điện thoại cho T. nói đồng ý mua điện thoại và gọi T. chạy đến giao hàng. Khi T. đến đưa điện thoại cho Thích, lợi dụng lúc nạn nhân đang cúi xuống, cả hai liền phóng xe bỏ chạy.


Hai bị cáo Bùi Tá Thích và Lê Văn Đô trước vành móng ngựa. Ảnh: DH

Với hành vi này, hai bị cáo bị VKSND quận Thanh Khê truy tố về tội cướp giật tài sản. Xử sơ thẩm, TAND quận Thanh Khê nhận định dù hai bị cáo có thỏa thuận trước việc cướp giật nhưng ý thức của nạn nhân thì do tin tưởng các bị cáo sẽ mua nên mới đến giao dịch. Hành vi chiếm đoạt điện thoại của các bị cáo là dựa trên hợp đồng gian dối, nạn nhân tự nguyện đưa điện thoại chứ các bị cáo không có hành vi giật từ tay nạn nhân. Từ đó tòa xử Thích 12 tháng tù, Đô chín tháng tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Sau đó, VKSND quận Thanh Khê kháng nghị yêu cầu tăng án và tuyên các bị cáo phạm tội cướp giật tài sản.

Tại tòa, VKSND TP Đà Nẵng cho rằng khi nảy sinh ý định “cuỗm” điện thoại của nạn nhân, hai bị cáo đã thống nhất sẽ lợi dụng sơ hở để giật rồi bỏ chạy. Sau đó, nạn nhân đến điểm hẹn, đưa điện thoại cho Thích để nhờ Thích tháo SIM, lợi dụng sơ hở Thích và Đô phóng xe bỏ chạy nên phải phạm tội cướp giật mới đúng. Lập luận này được tòa đồng tình.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm