Tòa không thể tuyên án vì vành móng ngựa bị 'bao vây'

Ngày 18-5, phiên tòa xét xử bị cáo Mai Xuân Bằng (32 tuổi) về tội giết người của TAND tỉnh Bình Thuận đã phải nghị án kéo dài và dời lại ngày tuyên án do gia đình người bị hại gây náo loạn phiên tòa, bao vây bị cáo trước vành móng ngựa.
Theo cáo trạng, trưa 6-12-2016, Mai Xuân Bằng đến chòi rẫy của người chú vợ tại thôn Nha Mé, xã Phong Phú, Tuy Phong để nhậu.
Khi nghe chú vợ kể lại có mâu thuẫn với ông Đoàn Văn Tiếp (53 tuổi) làm rẫy gần bên nên Bằng đòi đến gặp ông Tiếp nói chuyện nhưng được mọi người can ngăn.
Đến khoảng 17 giờ cùng ngày ông Tiếp gọi cho chú vợ của Bằng mời sang nhà làm gà nhậu để xóa bỏ mâu thuẫn nên mọi người kéo đến nhà ông Tiếp nhậu. Riêng Bằng thủ sẵn một con dao rồi đến nhà ông Tiếp sau.
Khi đến nơi, vừa thấy ông Tiếp bước ra, Bằng áp sát nắm cổ áo và dùng dao đâm ông Tiếp gục tại chỗ. Sau khi gây án, Bằng lấy xe máy chạy đi và vứt con dao ở cạnh đường ray xe lửa. Đến 21 giờ cùng ngày nghe tin ông Tiếp đã tử vong, Bằng đến công an đầu thú.
Theo hồ sơ, Bằng đã có một tiền án 24 tháng tù giam về tội cố ý gây thương tích, mới được ra tù và chưa được xóa án tích.
Tại phiên tòa, gia đình người bị hại đã đến rất đông và cho rằng việc không xử lý hình sự chú vợ của Bằng là bỏ lọt tội phạm. Đến khi đại diện VKSND tỉnh Bình Thuận giữ quyền công tố đề nghị tuyên phạt chung thân với Bằng, gia đình người bị hại phản ứng cho rằng phải tử hình mới tương xứng và bao vây định hành hung bị cáo. Hàng chục cán bộ, chiến sĩ cảnh sát bảo vệ tại phiên tòa đã hết sức vất vả mới bảo vệ được Bằng ra xe đưa về trại giam.

Bị cáo Mai Xuân Bằng tại tòa

Người nhà bị hại bao vây bị cáo trước vành móng ngựa

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Hôm nay, chủ tịch Tân Hoàng Minh hầu tòa

Hôm nay, chủ tịch Tân Hoàng Minh hầu tòa

(PLO)- Cáo trạng xác định có hơn 6.600 khách hàng đã ký hợp đồng đầu tư trái phiếu, hợp đồng chuyển nhượng và bị Tập đoàn Tân Hoàng Minh chiếm đoạt 8.600 tỉ đồng.

Ngẫm chuyện bồi thường và quy hoạch treo

Ngẫm chuyện bồi thường và quy hoạch treo

(PLO)- Chậm chân, vướng quy hoạch nên không thể chuyển mục đích sử dụng đất khiến hai mảnh đất liền kề chênh lệch 10 lần về giá bồi thường vì bên đất nông nghiệp, bên đất ở. Đây là thực tế đáng suy ngẫm về công tác quy hoạch và chính sách bồi thường...