Viện kiểm sát Tối cao hướng dẫn kiểm sát biên bản phiên tòa

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VKSND Tối cao vừa ban hành văn bản số 31/HD-VKSTC hướng dẫn kiểm sát biên bản phiên toà, phiên họp xét xử vụ việc dân sự, hôn nhân, gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và vụ án hành chính.
Kiểm sát viên (KSV) được phân công tham gia phiên tòa, phiên họp phải có mặt tại phiên tòa, phiên họp từ trước khi khai mạc phiên tòa, phiên họp đến khi kết thúc. KSV theo dõi chặt chẽ diễn biến phiên tòa, phiên họp; ghi bút ký phiên tòa, phiên họp đầy đủ; chuẩn bị mẫu “Biên bản kiểm sát biên bản phiên tòa (phiên họp)”.

Kiểm sát viên VKSND Cấp cao tại TP.HCM trong một phiên toà hình sự. Ảnh: NGÂN NGA

Trường hợp cần thiết thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại phiên tòa, phiên họp, KSV trao đổi với thẩm phán chủ tọa để phối hợp thực hiện.
Trường hợp tòa án ghi âm, ghi hình phiên tòa, phiên họp, KSV chủ động đề nghị, phối hợp với thẩm phán chủ tọa, thư ký phiên tòa, phiên họp để khai thác nội dung ghi âm, ghi hình, phục vụ việc kiểm sát biên bản phiên tòa, phiên họp nếu thấy cần thiết…
KSV yêu cầu thư ký phiên tòa, phiên họp hoàn thành biên bản phiên tòa, phiên họp để bắt đầu xem biên bản ngay sau khi phiên tòa, phiên họp kết thúc. Biên bản phiên tòa, phiên họp phải có chữ ký của thẩm phán chủ tọa, thư ký phiên tòa, phiên họp theo quy định tại khoản 3 Điều 236 BLTTDS và khoản 3 Điều 166 Luật TTHC.
Trường hợp đã kết thúc phiên tòa, phiên họp mà biên bản phiên tòa, phiên họp chưa hoàn thành thì KSV vẫn phải kiểm sát những nội dung đã có và yêu cầu ghi những nội dung cần sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa, phiên họp theo hướng dẫn tại Điều 23 TTLT số 02/2016 và Điều 23 TTLT số 03/2016. Vi phạm này đồng thời phải được ghi vào “Biên bản kiểm sát biên bản phiên tòa (phiên họp)”.
- Việc kiểm sát biên bản phiên tòa, phiên họp kết thúc khi KSV và thẩm phán chủ tọa, thư ký ký biên bản kiểm sát biên bản phiên tòa (phiên họp).
Trường hợp thẩm phán chủ tọa, thư ký không ký vào biên bản kiểm sát thì KSV ghi rõ sự việc, lý do từ chối ký vào biên bản và kết thúc việc kiểm sát biên bản phiên tòa, phiên họp…
Trường hợp thẩm phán chủ tọa hoặc thư ký không đồng ý cho KSV kiểm sát biên bản phiên tòa, phiên họp thì KSV ghi nhận việc này vào biên bản kiểm sát. Đồng thời, đề nghị thẩm phán chủ tọa hoặc thư ký ký xác nhận vào biên bản kiểm sát.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm