Cái vòng luẩn quẩn để... hành doanh nghiệp

Tháng 8-2008, chi nhánh Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu An Hóa (gọi tắt là Công ty An Hóa) được UBND tỉnh Long An cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án hệ thống kho lạnh 16.000 tấn. Theo dự án, doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Nghị định 149/2005 của Chính phủ (quy định chi tiết thi hành luật này).

Hải quan hai lần thua kiện

Để thực hiện dự án đầu tư, Công ty An Hóa đã tiến hành nhập khẩu máy móc, thiết bị, trong đó có Panel cách nhiệt vách và trần được nhập khẩu với mức thuế suất 0%. Sau đó dự án kho lạnh đã được công ty đưa vào hoạt động từ tháng 8-2009.

Tháng 12-2009, Chi cục Hải quan huyện Bến Lức (Long An) đã ban hành Quyết định số 96 ấn định thuế với lô hàng nhập khẩu Panel trên, buộc Công ty An Hóa phải nộp đủ hơn 2,8 tỉ đồng tiền thuế (gồm hai loại thuế nhập khẩu và thuế GTGT) trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký.

Công ty An Hóa khiếu nại và bị bác đơn với lý do dự án của công ty không thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư theo Nghị định 108/2006 của Chính phủ và mặt hàng Panel cách nhiệt được áp mã đúng theo Thông tư 85/2003 của Bộ Tài chính.

Cái vòng luẩn quẩn để... hành doanh nghiệp ảnh 1

Không đồng ý, Công ty An Hóa đã nộp đơn khởi kiện yêu cầu TAND tỉnh Long An hủy quyết định ấn thuế của Chi cục Hải quan huyện Bến Lức. Xử sơ thẩm hồi tháng 2-2011, TAND tỉnh Long An nhận định dự án kho lạnh của Công ty An Hóa thuộc trường hợp được hưởng ưu đãi đầu tư. Việc Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Bến Lức không chấp nhận khiếu nại của Công ty An Hóa vì cho rằng dự án không thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư là không có căn cứ và không phù hợp pháp luật. Đồng thời, mặt hàng Panel cách nhiệt vách và trần mà Công ty An Hóa nhập được miễn thuế nhập khẩu và không thu thuế GTGT là có căn cứ và đúng quy định. Từ đó, TAND tỉnh đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty An Hóa.

Sau đó Chi cục Hải quan huyện Bến Lức kháng cáo. Tháng 7-2011, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM cũng đồng tình với nhận định của cấp sơ thẩm nên đã bác kháng cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

“Bình mới rượu cũ”, quyết hành doanh nghiệp

Tưởng chuyện đã xong, không ngờ gần một năm sau, tháng 6-2012, Cục Hải quan tỉnh Long An ra Quyết định số 133 để ấn thuế với Công ty An Hóa với nội dung… y như quyết định đã bị hủy của Chi cục Hải quan huyện Bến Lức.

Công ty An Hóa lại phải khiếu nại rồi lại bị bác đơn. Không biết làm sao, công ty này đành phải nộp đơn khởi kiện yêu cầu TAND tỉnh Long An hủy Quyết định số 33 của Cục Hải quan tỉnh. Công ty này cho rằng Quyết định 133 của Cục Hải quan tỉnh giải quyết lại một vụ việc đã được giải quyết bằng một bản án có hiệu lực của pháp luật. Do đó, Quyết định 133 không có cơ sở và trái pháp luật.

Tuy nhiên, mới đây TAND tỉnh Long An xử sơ thẩm đã cho rằng Quyết định 133 của Cục Hải quan tỉnh là có căn cứ nên bác yêu cầu khởi kiện của Công ty An Hóa. Như vậy, cùng một vụ ấn định thuế với hai quyết định của Chi cục Hải quan huyện và Cục Hải quan tỉnh có nội dung như nhau. Vậy mà quyết định của Chi cục Hải quan huyện thì bị hai cấp tòa sơ, phúc thẩm hủy và bản án đã có hiệu lực pháp luật, còn quyết định của Cục Hải quan tỉnh thì lại được tòa sơ thẩm công nhận (?!).

Nhiều vấn đề phải xem lại

Hiện vụ kiện mới của Công ty An Hóa vẫn chưa có kết quả cuối cùng bởi công ty đã kháng cáo và đang chờ tòa phúc thẩm giải quyết. Điều đáng nói là từ vụ việc oái oăm này đã phát sinh nhiều vấn đề pháp lý cả về nội dung lẫn tố tụng.

Về mặt nội dung, một kiểm sát viên cao cấp Viện Phúc thẩm III VKSND Tối cao nhận xét: Cùng một vụ việc với nội dung khởi kiện, tình tiết, chứng cứ, quy định pháp luật như nhau, chỉ khác đối tượng khởi kiện nhưng kết quả giải quyết của tòa có sự trái ngược. Như vậy, việc vận dụng quy định pháp luật của các tòa, cụ thể là ba HĐXX đã có vấn đề. Chắc chắn trong hai vụ kiện thì sẽ có một vụ tòa xử đúng, một vụ tòa xử sai chứ không thể “xử sao cũng được”. Nếu trong vụ kiện thứ nhất, hai cấp tòa sơ, phúc thẩm xử sai thì cấp giám đốc thẩm cần phải xem lại. Nếu trong vụ kiện thứ hai, tòa sơ thẩm xử sai thì tòa phúc thẩm cần phải xem lại.

Về mặt tố tụng, có ý kiến đồng tình với Công ty An Hóa là Quyết định 133 của Cục Hải quan tỉnh Long An giải quyết lại một vụ việc đã được tòa xét xử và bản án của tòa đã có hiệu lực pháp luật. Nay Công ty An Hóa lại phải khởi kiện, tiếp tục hành trình “con kiến đi kiện củ khoai” luẩn quẩn này liệu có hợp lý?

Về chuyện này, Thẩm phán Phạm Công Hùng (Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM) cho biết: Trong án hành chính, đối tượng khởi kiện là quyết định hay hành vi hành chính. Ở đây, đã có quyết định ấn định thuế mới của cơ quan hải quan cấp trên nên dù bản chất vụ việc có là “bình mới rượu cũ” đi chăng nữa thì Công ty An Hóa vẫn phải khởi kiện quyết định mới này. Còn việc có hủy quyết định mới này hay không thì tòa phúc thẩm còn phải căn cứ vào việc Cục Hải quan tỉnh Long An ấn thuế có đúng hay không. Theo Thẩm phán Hùng, chuyện vụ việc đã từng được giải quyết bằng bản án có hiệu lực pháp luật trước đó cũng có thể là cơ sở để tòa phúc thẩm hủy quyết định của Cục Hải quan tỉnh.

Lỗ hổng của luật?

Theo tôi, rõ ràng là doanh nghiệp đã bị đẩy vào tình trạng phải đi kiện lòng vòng do cách làm của cơ quan nhà nước. Rõ ràng việc ấn định thuế xuất khẩu và thuế GTGT của phía hải quan là không có căn cứ và không phù hợp quy định của pháp luật. Vậy mà sau khi đã bị hai cấp tòa sơ, phúc thẩm hủy quyết định thì cơ quan hải quan cấp trên lại ra quyết định ấn thuế mới với nội dung y như cũ là làm khó doanh nghiệp. Nay nếu tòa giải quyết theo cách khác, cho rằng quyết định ấn thuế mới này là chính xác và công nhận nó thì lần nữa đưa doanh nghiệp vào cái vòng luẩn quẩn và họ sẽ không tâm phục khẩu phục. Đây có lẽ là một tình huống thực tế mà các nhà làm luật cần nghiên cứu khi sửa đổi Luật Tố tụng hành chính.

Luật sư TRẦN HẢI ĐỨC, Đoàn Luật sư TP.HCM

HOÀNG YẾN

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

bài test

bài testLongform

(PLO)- Trải qua 124 ngày giãn cách xã hội với nhiều lần thay đổi cấp độ, biện pháp chống dịch, TP.HCM đã đạt được những kết quả tích cực, từng bước bước vào giai đoạn bình thường mới và dần thích nghi với việc sống chung cùng COVID-19.
[Infographic] Top 10 xe ô tô bán chạy tháng 6/2020 - Test bài

[Infographic] Top 10 xe ô tô bán chạy tháng 6/2020 - Test bàiInfographic

(PLO)- Mùa dịch vẫn chưa đi qua hẳn nhưng doanh số bán xe ô tô có hướng tăng trở lại đối với một số dòng xe. Vẫn là những chiếc xe phân khúc giá tiền dễ tiếp cận nằm đầu top, đối với tháng 6 vừa qua thì doanh số đầu bảng thuộc về Honda City, vượt doanh số của Vios hơn 300 chiếc xe.
Tôi ghét những cánh tay giơ lên

Tôi ghét những cánh tay giơ lên

Ngày nay chuyện bốn phương tám hướng gì cũng loan truyền chóng mặt. Ngoài một rừng cơ quan báo chí chuyên nghiệp thì giới đưa tin dạo còn nhiều gấp vạn lần.
Vinh danh kỳ 29: Bảng vàng về với Đắk Lắk

Vinh danh kỳ 29: Bảng vàng về với Đắk Lắk

(PL)- Số lượng bạn đọc ở Đắk Lắk đã từng được trúng giải À Ra Thế khá nhiều, tuy nhiên đây là lần đầu tiên bảng vàng xướng tên một bạn đọc ở địa phương này, đồng thời Bình Phước vẫn luôn giữ “áp đảo” các vị trí còn lại.
Dù vé số trúng thưởng cũng chỉ phạt hành chính

Dù vé số trúng thưởng cũng chỉ phạt hành chính

(PL)- Nếu tình huống chỉ dừng lại ở số tiền 300.000 đồng, chắc hầu hết bạn đọc đều có đáp án cho tình huống này. Nhưng cùng với hai tờ vé số trúng thưởng được 6 triệu đồng, nhiều bạn đọc đã “vội vã” kết luận A phải bị xử lý hình sự.