Nhiều vướng mắc khi xử lý người tiêu thụ tài sản...

đến một trại nuôi rắn, kỳ đà để tìm đánh một thanh niên.

Trộm ba con kỳ đà

Đến nơi, không thấy người thanh niên này, nhóm Hải xông vào đánh một nhân viên đang trông trại. Còn Nam, không thấy có người nào khác trông trại, đã lẻn vào bắt trộm ba con kỳ đà (trị giá gần 500.000 đồng). Sau đó, Nam cùng Cường, Hải, Thoại đi bán lấy tiền chia nhau.

Đối với Nam, tuy tài sản chiếm đoạt có giá trị dưới 2 triệu đồng nhưng trước đó Nam bị phạt hành chính về hành vi trộm cắp tài sản nên hành vi trộm kỳ đà đã đủ yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản. Nam bị bắt và bị truy tố về tội trộm cắp rồi bị TAND một huyện ở Phú Yên tuyên phạt sáu tháng tù treo.

Đối với hành vi của Hải, Thoại, Cường đi bán kỳ đà do Nam trộm cắp mà có, trong quá trình giải quyết vụ án đã nảy sinh những quan điểm khác nhau.

Nhiều vướng mắc khi xử lý người tiêu thụ tài sản... ảnh 1

Nhiều cách hiểu

Quan điểm thứ nhất cho rằng hành vi của ba người trên đủ yếu tố cấu thành tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Bởi ba người này không hứa hẹn trước nhưng biết rõ Nam trộm ba con kỳ đà vẫn cùng Nam đi bán lấy tiền chia nhau. Nam đã bị truy cứu trách nhiệm hành sự về tội trộm cắp, tức là đã phạm tội nên Hải, Thoại, Cường cùng phạm tội tiêu thụ tài sản…

Ý kiến ngược lại cho rằng cả ba không phạm vào tội danh trên. Phía này lập luận, cả ba biết kỳ đà do Nam trộm cắp nhưng giá trị chỉ gần 500.000 đồng. Với giá trị tài sản trộm cắp dưới 2 triệu đồng mà không có các tình tiết định tội khác như đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt, đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản… thì không cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, do Nam đã bị xử phạt hành chính về hành vi trộm cắp nên Nam đã phạm tội. Hải, Thoại, Cường không thể biết và pháp luật cũng không buộc cả ba phải biết việc Nam đã bị xử phạt hành chính dẫn đến bị truy cứu trách nhiệm hình sự nên không thể truy cứu họ.

Quan điểm khác lại cho rằng Điều 250 BLHS quy định: “Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thì bị phạt…”. Cụm từ “người khác phạm tội” ở đây phải được hiểu là người đó có tội theo bản án đã có hiệu lực pháp luật của tòa án. Thực tiễn xét xử lâu nay cho thấy người tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (như trộm cắp, lừa đảo…) đều bị truy tố, xét xử cùng lúc với người phạm tội trộm cắp, lừa đảo. Như vậy là chưa phù hợp với quy định tại Điều 250 BLHS.

Trở lại vụ án nói trên, nếu sau khi xét xử Nam mà bản án đã có hiệu lực pháp luật của tòa án khẳng định Nam phạm tội trộm cắp tài sản thì lúc này mới có thể xem xét hành vi của Hải, Thoại, Cường có phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có hay không...

Những vướng mắc trên, thiết nghĩ cần có hướng dẫn để áp dụng cho thống nhất.

SÔNG BA

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm