Thi hành án: Không cần ra quyết định?

“Khi bản án có hiệu lực thì phải THA, nếu không chấp hành thì ra quyết định cưỡng chế chứ không cần thiết phải ra quyết định THA. Như vậy mới tránh được tình trạng đương sự tẩu tán tài sản”.

Theo ông Nghĩa, dư luận đang rất bức xúc về thủ tục THA nhiêu khê, cần phải thay đổi. Cụ thể, trước hết người được THA phải xác minh tài sản của người phải THA, làm đơn xin yêu cầu THA thì cơ quan THA mới ra quyết định THA. “Như vậy là làm khó cho người được THA. Người được THA thì chạy đôn chạy đáo, còn người phải THA thì ung dung ở nhà lầu, đi du lịch... Đó là chưa kể đến việc có tiêu cực trong ngành, rồi bản án tuyên vô lý gây khó khăn cho việc THA”.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Lực (Cục trưởng Cục THA dân sự TP.HCM) nói: “Muốn được THA phải làm đơn và chứng minh, rồi đến cưỡng chế THA, bán đấu giá, có ai mua không, bán bao nhiêu lần là rất dài dòng nên việc có đơn yêu cầu THA là không cần thiết”. Ông Lực cũng nhìn nhận: “Chúng tôi cũng nghe nhiều về việc dư luận phản ánh có tiền thì chấp hành viên làm nhanh, không tiền thì chậm. Trong khi đó, chấp hành viên được giao nhiều quyền mà công việc chủ yếu phải ra ngoài như đi kê biên, phát mại nên rất khó quản lý, giám sát”.

Theo ông Lực, tòa phải chịu trách nhiệm nếu ra bản án không rõ ràng; các cơ quan cung cấp thông tin không đầy đủ cần bị chế tài… Ngoài ra, ông Lực còn kiến nghị sửa đổi Luật Tố tụng hành chính: “Ủy ban thua kiện nhưng không chịu THA mà chúng tôi chỉ có thể gửi văn bản đôn đốc. Đây là vấn đề rất khó, cần sửa luật để đảm bảo công bằng cho người dân”.

Ông Huỳnh Thành Lập (Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM) cho biết đoàn giám sát ghi nhận các bất cập về mặt quy định hiện hành để kiến nghị với Quốc hội và cơ quan chủ trì soạn thảo luật xem xét sửa đổi.

NGÂN NGA

Thi hành án khó bán tài sản phát mại

Ngày 13-8, làm việc với Ban Pháp chế HĐND TP.HCM, Chi cục THA dân sự quận 1 cho biết trong 8 tháng năm 2014, cơ quan này đã thụ lý hồ sơ THA tăng đột biến tương ứng với giá trị vụ việc phải THA rất cao. Cụ thể, chi cục đã thụ lý hơn 3.000 vụ việc (tăng hơn 21% so với năm 2013) với tổng số tiền phải THA là hơn 2.520 tỉ (tăng hơn 1.661 tỉ đồng so với năm 2013), trong đó số vụ việc có điều kiện thi hành hơn 2.000 vụ việc.

Theo Chi cục THA quận 1, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, các vụ việc THA liên quan đến ngân hàng chiếm tỉ lệ cao, trong khi các vụ này khó thi hành vì tài sản thế chấp, đảm bảo THA không bán được hoặc người phải THA cố tình trì hoãn. Trong mối quan hệ phối hợp với các cơ quan liên quan, vì không nắm rõ số lượng xét xử hằng tháng của tòa nên không đưa ra được tỉ lệ án chuyển giao đúng quy định. Việc phối hợp với văn phòng thừa phát lại vẫn còn nhiều hạn chế, chất lượng đội ngũ thừa phát lại chưa được đào tạo bài bản, dẫn đến việc tống đạt giấy tờ chưa đạt hiệu quả.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm