Học sinh trường Trần Quốc Thảo (TP.HCM) đang làm thiệp tặng thầy cô giáo nhân ngày 20-11. Ảnh: Huyền Vi
Sau đây chúng tôi xin được trích lại những chia sẻ của bạn đọc:
Tôi là một giáo viên ở nông thôn còn nghèo lắm. Ngày 20-11 có nhiều phụ huynh chung nhau mua một món quà gì đó rồi đưa con đến nhà cô giáo tặng quà. Họ vui vẻ trò chuyện rất tình cảm mà giáo viên cũng thấy vui và được tôn trọng. Cũng có nhiều phụ huynh không tặng quà, nhưng không vì thế mà chúng tôi không quan tâm đến các cháu. Theo tôi đã nói là quà tặng thì người tặng nên thành tâm và người nhận nên trân trọng cho dù món quà đó có giá trị thế nào đi nữa.
Hoàng Thị Minh Hợp
Là một giáo viên, theo tôi ngày 20-11 nhận quả gì cũng được miễn trong lòng thấy vui, thấy có ý nghĩa, thấy không bứt rứt lương tâm, không “nợ” phụ huynh hay họ sinh, thấy thỏa mái tâm hồn để dạy tốt là được. Phong bì so với bức tranh học sinh vẽ chân dung cô giáo thì bức tranh ý nghĩa hơn rất nhiều.
Huỳnh Anh Thư
Thực sự đối với tôi quà gì cũng không quan trọng. Quan trọng là tấm lòng và sự tôn trọng của phụ huynh dành cho giáo viên. Nếu tôn trọng phụ huynh sẽ biết cách tặng thế nào để không làm thầy cô giáo tự ái. Đối với tôi sự yêu quý và tôn trọng của học sinh cũng như phụ huynh dành cho mình chính là MÓN QUÀ VÔ GIÁ MÀ TÔI THÍCH NHẤT.
le trong tan
Tôi học Trung học Sư phạm TP.HCM và tốt nghiệp rồi ra trường đi dạy đúng vào tháng 9/1982. Ngày đầu tiên tổ chức hiến chương các nhà giáo và sau này là Ngày Nhà giáo Việt Nam!- ngày 20-11-1982, yêu lắm!
Chúng tôi vẫn nhớ mãi ánh mắt của bọn trẻ thơ ngây ngày ấy, rất mộc mạc, rất chân tình. Thầy cô đạp cái xe lọc cọc và bánh xe còn quấn cả lớp sợi dây cao su để đến trường. Lúc đó nhịn ăn sáng là chuyện bình thường. Nhưng đến cổng trường, cả đám học sinh, những bầy chim non ríu rít bu quanh lấy thầy, lấy cô như sợ rằng đứa khác dành phần... Lúc đó và cả bây giờ, tôi và chắc chắn đồng nghiệp tôi luôn không thể nào quên. Tôi nghĩ viết vài câu này vì hiểu rằng học sinh của chúng tôi luôn thương các thầy cô giáo như ngày đó. Lứa tuổi chúng tôi không hề biết và nghĩ đến từ "phong bì". Chúng tôi bây giờ ngồi lại với nhau nhưng sao một từ "phong bì" lại vẫn chưa quen nhỉ? Có phải chúng tôi cổ hủ quá không?
Phan Quang Thiện
Dù là phong bì hay chỉ một bông hoa...vấn đề là người tặng và nhận đều phải biết trân trọng nhau. Đây là vấn đề tế nhị và nhạy cảm nhất là với nghề giáo. Dễ ảnh hưởng cả 2 mặt tốt xấu cho ngay cả chính học trò mình. Quan trọng là cách diễn đạt của người tặng để người nhận thấy thoải mái và ấm lòng, tất nhiên không loại trừ những người lợi dụng việc này "tặng quà " như một sự " hối lộ ngầm " nhằm mục đích thầy cô quan tâm nâng đỡ con cháu mình hơn...
Tối quan trọng là làm sao để cả hai đều hài lòng và hơn hết cứ thẳng thắn nói thực bằng tấm lòng mình. Thí dụ: "Biết thầy cô còn rất khó khăn nhân ngày này cho phép tôi được tặng thầy cô chút ... để góp thêm tấm lòng chân thực phần nào giúp thầy cô khắc phục hạn chế hoàn cảnh hiện tại. Mong thầy cô vui lòng đón nhận."
Phụ huynh
Theo nhận định của tôi, việc tặng phong bì cho giáo viên chỉ là một hình thức thể hiện tình cảm của phụ huynh đối với người có công dạy dỗ con mình. Theo tôi được biết vào thời xa xưa, khi Việt Nam chưa có ngày nhà giáo, người làm nghề dạy học vẫn được rất trọng vọng. Do hoàn cảnh dân ta còn nghèo, gắn với ruộng vườn nên khi đến đúng ngày tết cổ truyền thì họ chuẩn bị những món quà mà họ có, có thể là một cặp bưởi, những cặp bánh tết, lạp xưởng,...và mang đến tận nhà thầy.
Ngày nay, khi xã hội phát triển con người không dừng lại ở nhu cầu ăn, mặc đơn giản, nên việc quý trọng thầy cô mà gửi đến họ món quà nhỏ (có thể là phong bì) nhằm thể hiện tấm lòng của phụ huynh. Họ mong muốn bù đắp và tiện cho việc người nhận có thể sử dụng phù hợp với sở thích. Nên có thể nói tóm lại việc phong bì ngày 20-11 cho giáo viên chỉ là một cách thể hiện tình cảm từ lâu đời của các cha mẹ gửi đến người dạy con mình. Bậy giờ chỉ khác về hình thức, với mong muốn tiện cho người nhận nó.
Thực sự chỉ có những chiếc phong bì quá bất thường về "giá trị" và hay những lời "đề nghị" bất thường của người được nhận, thì lúc đó ý nghĩa của phong bì đã bị lợi dụng, chúng ta phải lên án những chiếc phong bì đó! Xin cám ơn đã tạo một diễn đàn để trao đổi khá thú vị này.
Nguyễn San Hà
Nhận phong bì cũng có nghĩa dù ít nhiều gì cũng canh cánh trong lòng là thêm một khoản "nợ " hay cũng là sự nể nang " chiếu cố " để lưu tâm hơn tới con em phụ huynh tặng phong bì. " Giàu thì đã giàu rồi " mà " nghèo thì cũng đã nghèo " nên tốt nhất là các thầy cô không nhận phong bì để giữ gìn sự trong sáng của mình và phụ huynh ta cũng không nên tự sinh " lệ " làm " hư" các thầy cô giáo trong những ngày như thế này cũng như lễ tết. Còn các vật chất khác nếu phụ huynh thành tâm bằng tình cảm thì tùy, kể cả cách tặng và nhận.
LVH
Ở Mỹ thì vào ngày (tương tự như ngày hiến chương nhà giáo ở Việt Nam) thì thường phụ huynh đem thức ăn đến trường để cùng con em phục vụ thầy cô giáo vào buổi trưa,. Ngoài ra hội phụ huynh học sinh cũng mua tặng các thầy cô giáo món quà nhỏ như: cây viết, notebook, ..
Le
|
Chúng tôi sẽ tiếp tục đón nhận thêm những chia sẻ, góp ý của phụ huynh và những người trong ngành giáo dục gửi về Diễn đàn: Ngày 20-11, bạn nghĩ gì khi tặng phong bì cho giáo viên?. Bạn đọc có thể gửi ý kiến trong phầnÝ kiến bạn đọc bên dưới bài viết này.