20 nước thống nhất quyết trừng phạt Triều Tiên

20 nước thuộc Nhóm Vancouver tham gia hội nghị cấp Bộ trưởng về An ninh và Ổn định trên bán đảo Triều Tiên tại Canada ngày 16-1 thống nhất thế giới cần quyết tâm tăng áp lực lên Triều Tiên để buộc nước này từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.

“Chúng ta phải tăng cái giá Triều Tiên phải trả cho thái độ của mình, để nước này phải quay trở lại bàn đàm phán” - Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuyên bố tại hội nghị.

Quang cảnh hội nghị cấp Bộ trưởng về An ninh và Ổn định trên bán đảo Triều Tiên tại Vancouver (Canada) ngày 16-1. Ảnh: REUTERS

20 nước Nhóm Vancouver tham gia hội nghị cấp Bộ trưởng về An ninh và Ổn định trên bán đảo Triều Tiên tại Vancouver (Canada) ngày 16-1. Ảnh: REUTERS

Ông Tillerson cũng đề nghị các nước hợp tác tăng kiểm soát tàu lưu thông trên biển, để ngăn chặn các tàu vi phạm trừng phạt Triều Tiên. Tại hội nghị, ông Tillerson một lần nữa bác bỏ đề xuất của Nga và Trung Quốc rằng ngưng tập trận chung với Hàn Quốc đổi lại Triều Tiên ngưng chương trình vũ khí hạt nhân.

Nga và Trung Quốc không tham gia hội nghị. Phía Nga nói mình và Trung Quốc không được mời nhưng nước chủ nhà Canada nói có mời nhưng bị từ chối. Hội nghị bị Nga và Trung Quốc chỉ trích mạnh, rằng là một ví dụ của cách nghĩ thời chiến tranh lạnh.

(Từ trái qua): Các Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha, Mỹ Rex Tillerson, Canada Chrystia Freeland tại hội nghị về Triều Tiên ở Vancouver (Canada) ngày 16-1. Ảnh: REUTERS

(Từ trái qua): Các Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha, Mỹ Rex Tillerson, Canada Chrystia Freeland tại hội nghị về Triều Tiên ở Vancouver (Canada) ngày 16-1. Ảnh: REUTERS

Tại hội nghị, ông Tillerson đề nghị Nga và Trung Quốc thực hiện triệt để các nghị quyết trừng phạt của LHQ. Reuters cho biết ông Tillerson sẽ đích thân thông báo kết quả cuộc họp với hai người đồng cấp Nga và Trung Quốc. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Susan Thornton sẽ sang Trung Quốc thông báo chi tiết thêm.

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh căng thẳng Triều Tiên có giảm sau khi hai miền liên Triều khôi phục đàm phán sau hơn hai năm bị ngưng. Trong khi Trung Quốc cho đây là tín hiệu tích cực thì Nhật, Hàn Quốc và cả Mỹ không đánh giá cao.

Trong cuộc điện đàm sáng 16-1, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng cần thiết phải duy trì tình trạng hòa hoãn liên Triều, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên dịu đi như hiện tại. Cả hai ông Tập và Trump đều hy vọng việc khôi phục đàm phán liên Triều có thể sẽ khiến Triều Tiên thay đổi thái độ tiêu cực.

Trong khi đó tại hội nghị về Triều Tiên, Ngoại trưởng Nhật Tari Kono nói thế giới không nên từ bỏ trừng phạt vì Triều Tiên có thái độ hòa hoãn, chịu đàm phán với Hàn Quốc.

“Đây không phải là lúc giảm áp lực hay tặng thưởng gì đó cho Triều Tiên. Việc Triều Tiên chịu đối thoại chứng minh các lệnh trừng phạt đang phát huy hiệu quả” - theo ông Kono.

Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland (trái) và Ngoại trưởng Nhật Taro Kono tại hội nghị về Triều Tiên ở Vancouver (Canada) ngày 16-1. Ảnh: REUTERS

Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland (trái) và Ngoại trưởng Nhật Taro Kono tại hội nghị về Triều Tiên ở Vancouver (Canada) ngày 16-1. Ảnh: REUTERS

Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha hy vọng hai miền liên Triều sẽ tiếp tục đối thoại kể cả sau đợt Thế vận hội mùa đông, tuy nhiên cũng đồng ý phải tăng cường thực hiện trừng phạt.

“Hiện có hai công cụ - một bên là trừng phạt nghiêm khắc và áp lực và một bên là đề nghị một tương lai khác, tươi sáng hơn” - theo bà Kang.

Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nói Mỹ vẫn ưu tiên giải pháp ngoại giao với Triều Tiên nhưng vẫn để mở phương án quân sự.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm