Ai hưởng lợi sau khi Trung Quốc bãi bỏ chính sách một con?

Cổ phiếu của Công ty dinh dưỡng nhi khoa hàng đầu thế giới Mead Johnson Nutrition (MJN) đã tăng 4% hôm 29-10 sau khi Trung Quốc tuyên bố bãi bỏ chính sách một con.
Mead Johnson kiếm được gần 1/3 doanh thu từ Trung Quốc trong khi khoảng 1/4 doanh thu đến từ Hoa Kỳ. Con số này đưa Trung Quốc trở thành thị trường lớn nhất của công ty.
Tuy nhiên doanh số bán hàng của Mead Johnson tại Trung Quốc đã giảm gần đây do tình trạng suy thoái nền kinh tế của nước này. Chính phủ Trung Quốc cũng đã khuyến khích các bà mẹ cho con bú nhiều hơn thay vì sữa.
Sandra Yu, Tổng Giám đốc Công ty Mead Johnson tại Trung Quốc, cho biết việc các công ty sản xuất sữa khác cạnh tranh bằng cách giảm giá cũng là một lý do khiến doanh thu công ty bị giảm xuống.

Nhưng bà nói thêm rằng tình trạng này sẽ không kéo dài mãi mãi. Bà cho biết người tiêu dùng Trung Quốc có xu hướng trả tiền bảo hiểm cho thương hiệu mà họ tin tưởng, đặc biệt kể từ khi một số câu hỏi đặt ra về sự an toàn của sữa bột tại nước này.

 Trung Quốc đã bãi bỏ chính sách một con hôm 29-10 trong khuôn khổ Hội nghị Trung ương 5 (khóa XVIII) của đảng Cộng sản Trung Quốc. (Ảnh Telegraph)

"Người tiêu dùng Trung Quốc sẽ tiếp tục sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm chất lượng cao. Hoạt động giảm giá cũng nên tiếp tục ở Trung Quốc. Nhưng về lâu dài, cách này sẽ không hiệu quả".
Trong khi đó các hãng sữa khác như Nestle, được báo cáo doanh số bán hàng chậm ở Trung Quốc trong thời gian gần đây và Danone cũng có thể được hưởng lợi từ chính sách hai con mới đây của chính phủ Trung Quốc.
Theo ước tính từ Công ty nghiên cứu Euromonitor International, doanh số sữa bột trẻ em tại Trung Quốc dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong năm năm tới - từ 19,9 tỉ USD trong năm nay lên đến 40,6 tỉ trong năm 2020.
"Các công ty hàng tiêu dùng có thể được hưởng lợi từ "sự bùng nổ trẻ em" dự kiến trong những năm tới", nhà phân tích Mesia Eghbal của Euromonitor International nói.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm