Bí ẩn hầm ngầm hạt nhân Nga

Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy Nga đang thúc đẩy chương trình lớn nhằm hiện đại hóa các lực lượng chiến lược. Báo Washington Free Bacon (Mỹ) ngày 15-8 đã đưa ra nhận định như trên.

Nga sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân

Thông tin về Nga xây pháo đài ngầm chỉ huy trùng khớp với cảnh báo của tướng Mỹ Curtis Scaparrotti, chỉ huy lực lượng NATO ở châu Âu. Phát biểu tại một cuộc hội thảo do Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ tổ chức ngày 27-7, ông đánh giá Nga đã thông qua một học thuyết sử dụng hạt nhân “rất đáng báo động”.

Ông giải thích: “Học thuyết của Nga xác định vũ khí hạt nhân chiến lược có thể được sử dụng theo một kịch bản đối phó quy ước”.

Chuyên gia về chính sách hạt nhân ở Bộ Quốc phòng Mỹ Mark Schneider nhận xét chiến lược an ninh mới của Nga công bố hồi cuối năm 2015 đã bàn về tăng cường phòng thủ dân sự trước nguy cơ bị tấn công hạt nhân. Đây là dấu hiệu cho thấy Moscow đang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân.

Ông nhận xét: “Nga đã sẵn sàng cho chiến tranh lớn, trong đó họ sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân và mở cuộc tấn công trước… Nhiều điều họ nói họ đang làm liên quan đến đe dọa về hạt nhân và chiến tranh hạt nhân. Phòng thủ chủ động và thụ động là một ưu tiên lớn từ thời Liên Xô”.

Một báo cáo của Viện Nghiên cứu quốc gia về chính sách công tại Mỹ kết luận: Một trong những lý do để Nga mở rộng kho vũ khí hạt nhân là để xóa bỏ sự sợ hãi của Moscow.

Báo cáo viết: “Lãnh đạo Nga xem ra nhận định vũ khí hạt nhân là cách tối ưu để làm thế giới phải run sợ hoặc ít ra phải tôn trọng Nga, đồng thời cung cấp một nền tảng chính trị để dọa nạt và ngăn chặn các nước phương Tây toan tính can thiệp quân sự vào chủ nghĩa bành trướng của Nga”.

Uy lực vũ khí Nga - Hạm đội từ Nga phóng tên lửa hành trình Kalibr-NK tiêu diệt IS ở Syria hồi cuối năm 2015. Ảnh: BỘ QUỐC PHÒNG NGA

Trong bối cảnh như thế, Mỹ sẽ phản ứng như thế nào?

Các nhà phân tích quân sự cho rằng Mỹ có thể sử dụng bom hạt nhân có sức xuyên phá sâu gây nguy hiểm cho các pháo đài ngầm chỉ huy chiến tranh hạt nhân của Nga. Một phương án khác là phát triển vũ khí hạt nhân cấp thấp có thể dùng trong các cuộc tấn công chính xác.

Hệ thống chỉ huy-kiểm soát thế hệ thứ năm 

Trong khi đó, báo Washington Free Bacon ghi nhận Mỹ lại không có nhiều thông tin về các pháo đài ngầm của Nga.

Đầu năm 2016, Bộ Quốc phòng Nga thông báo trong năm nay một hệ thống chỉ huy-kiểm soát hiện đại sẽ được giao cho các lực lượng chiến lược. Theo hãng tin RIA Novosti, đây là hệ thống chỉ huy-kiểm soát hiện đại thế hệ thứ năm (tiếng Nga viết tắt là IASBU).

Thiếu tá Dmitri Andreyev, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, giải thích IASBU có chức năng phát tín hiệu kỹ thuật số để phát lệnh chiến đấu và kiểm soát các lực lượng chiến lược. IASBU đã được thử nghiệm ở cấp độ công nghiệp và đến cuối năm nay sẽ được trang bị cho các đơn vị tên lửa đạn đạo liên lục địa SS-27.

Sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, Nga vẫn tiếp tục xây dựng các cơ sở hạt nhân ngầm. CIA đã từng báo cáo thông qua các kênh mật hồi tháng 3-1997 rằng Nga đã xây dựng một tuyến xe điện ngầm nối nhà riêng của Tổng thống Nga Boris Yeltsin ở ngoại ô Moscow với trung tâm chỉ huy.

Báo cáo ghi nhận quy mô xây dựng ngầm xem ra lớn hơn trước đây. Công trình xây dựng ngầm được mô tả gồm một trung tâm chỉ huy chiến lược có thể bảo vệ khỏi hạt nhân ở núi Kosvinsky. Núi này nằm sâu trong dãy núi Ural cách Moscow 1.368 km về hướng đông.

Hình ảnh vệ tinh chụp núi Yamantau gần thị trấn Beloretsk (thuộc Ural) cho thấy công trình xây dựng một phức hợp ngầm rất sâu và công trình xây dựng ở hai khu hỗ trợ trên mặt đất.

Báo cáo của CIA cũng lưu ý Nga đã xây dựng hoặc nâng cấp bốn phức hợp trong thủ đô Moscow làm nơi trú ẩn cho các nhà lãnh đạo cấp cao nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân. CIA đã xác định một pháo đài ngầm từng được các nhà lãnh đạo Nga sử dụng ở Voronovo cách Moscow 74 km, pháo đài ngầm thứ hai ở Sharapovo cách Moscow 54,7 km có trang bị xe điện ngầm đặc chủng chạy thẳng đến đó.

Nga đang mạnh tay xây dựng các lực lượng hạt nhân chiến lược với tên lửa mới, tàu ngầm và máy bay ném bom chiến lược. Một báo cáo mới đây của Bộ Ngoại giao Mỹ về hoạt động của Nga liên quan đến Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược (START) mới ghi nhận Moscow đã có thêm 153 đầu đạn hạt nhân. Đây là kết quả sau khi Nga triển khai tên lửa đạn đạo liên lục địa SS-27 Mod 2 có thể mang nhiều đầu đạn và tên lửa phóng từ tàu ngầm SS-N-32. Ngoài ra, Nga cũng đang đóng một tàu ngầm không người lái có bí danh “Kanyon” mang đầu đạn hạt nhân và một phương tiện tấn công siêu thanh có thể phóng đầu đạn hạt nhân xuyên thủng các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại của Mỹ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm