Châu Âu thắt chặt kiểm soát người tị nạn

Đức là quốc gia dẫn đầu trong việc ủng hộ vấn đề mở cửa biên giới đón nhận dân tị nạn hiện tại cũng đã bắt đầu đưa ra các biện pháp nhằm kiểm soát nhập cư. 
“Chúng ta có thể làm được” là tiếng nói đồng lòng của người dân Đức khi thủ tướng Angela Merkel quyết định mở cửa biên giới đón nhận người tị nạn.

Tuy nhiên trong những tháng tiếp theo khẩu hiệu này bắt đầu bị thay thế bởi sự nghi ngờ, khó chịu và nỗi sợ hãi khi mà chính phủ Đức hết lần này đến lần khác thay đổi chính sách, khiến quốc gia này ngày càng tách biệt so với các nước còn lại trong khối.

Hàng ngàn người tị nạn vẫn liều chết vượt biển đến châu Âu. (Ảnh: Wordpress) 

Đức bắt đầu đưa ra các biện pháp mà các học giả nhận định rằng quốc gia này “ quay lưng với người tị nạn”. 
Thiết lập việc kiểm soát biên giới

Bà Angela Merkel đã được cả thế giới khen ngợi khi quyết định mở cửa biên giới để đón nhận người tị nạn từ Syria vào hồi tháng Tám. 

Tuy nhiên việc tái thiết lập kiểm soát tại biên giới Đức-Áo vào giữa tháng Chín và sự nhập cư của 1,1 triệu người tị nạn vào cuối năm nay đã làm dấy lên lo ngại về vấn đề nhà ở và cơ sở hạ tầng.

Thủ tướng Đức đã cam kết sẽ “quyết liệt giảm” số lượng người nhập cư. Số lượng người nhập cư vào Châu Âu mỗi ngày hiện đã lên tới hàng ngàn người.
Đức sẽ tiếp tục kiểm soát biên giới “tạm thời” của mình với Áo trong vòng vài tháng và theo như thông tin được tờ Welt am Sonntag cung cấp thì Đức nằm trong nhóm các nước kêu gọi sự gia hạn đối với các biện pháp kiểm soát đi lại trong khu vực tự do Schengen.
Áo, Bỉ, Thụy Điển và Đan Mạch được dự báo sẽ đệ trình các kế hoạch nhằm kiểm soát nhập cư tại cuộc họp của các bộ trưởng nội khối EU.
Nếu thành công, Đức sẽ kéo dài thời gian kiểm soát biên giới thêm từ 1 đến 1 năm rưỡi nữa. Được biết các quy định về kiểm soát biên giới sẽ hết hiệu lực vào tháng năm năm nay.
Đức là một trong sáu thành viên của Schengen đã phục hồi kiểm tra cửa khẩu tạm thời đối với các nước nằm trong khu vực này.
Gửi người tị nạn trở về Áo
Cảnh sát Áo tại biên giới Đức- Áo cho biết rằng quốc gia hàng xóm này mỗi ngày đã gửi hàng trăm người tị nạn ngược về Áo.

Nhiều người trong số những người tị nạn bị trả lại Áo tại biên giới là những người không có giấy tờ hợp lệ hoặc bị Đức từ chối cho nhập cư. 

Đức đưa ra lí do từ chối là những người này muốn đi xa hơn về phía bắc đến các nước như Thụy Điển, cảnh sát ở tỉnh Upper, Áo cho biết.

“Kể từ đầu năm, mỗi ngày có khoảng 200 người bị Đức trả về, và con số này đang tăng lên”, một phát ngôn viên của cảnh sát Áo cho biết hồi đầu tháng này.

Người tị nạn bên ngoài nhà ga Budapest biểu tình bằng cách giơ cao các đứa trẻ nhằm đòi quyền được đối xử nhân đạo. Ảnh: REUTERS

“Các Chính trị gia Đức dường như đã quyết định có những hành động cứng cỏi hơn. Điều khó khăn (đối với chúng tôi) là phải giải thích khi một người nhập cư đặt câu hỏi: Tại sao tôi không thể nhập cư trong khi tuần trước những người khác vẫn có thể?”
Một phát ngôn viên cảnh sát ở Munich xác nhận rằng mỗi ngày Đức đã từ chối khoảng 100 người di cư, tùy thuộc vào từng trường hợp. Tuy nhiên người này không thừa nhận việc gia tăng gần đây của con số trên và phát biểu rằng “Chúng tôi áp dụng các quy tắc pháp lý hợp lệ. Chúng tôi không hề thay đổi các quy tắc trên”. 
Những người tị nạn không nộp đơn xin tị nạn tại Áo có nguy cơ phải nộp tiền phạt vì tội vượt biên trái phép. Tuy nhiên họ có thể tiếp tục nhập cư sang Đức nếu đã nộp tiền lệ phí.
Người tị nạn Syria phần lớn vẫn được chấp nhận cho tị nạn ở Đức nhưng người Afghanistan, chiếm khoảng 1/5 số người tị nạn đến Châu Âu, người Iraq - chiếm gần 1/10 - và khác quốc tịch khác ít có khả năng được cho qua.
Tịch thu tiền và những vật có giá trị từ những người tị nạn
Chính quyền Đức đã bắt đầu tịch thu đồ trang sức, vật có giá trị và tiền mặt từ những người tị nạn vào nước này để chi trả cho việc ăn ở của họ. 
Joachim Herrmann, thống đốc bang Bavarian, Đức, tuyên bố rằng bất cứ thứ gì có giá trị hơn 750 euro sẽ bị thu giữ một cách hợp pháp tại bang của mình.
"Việc thu giữ những vật có giá trị tại Bavaria và các quy định trong luật đều tương tự như các quy định ở Thụy Sĩ," ông nói thêm.
Tại Baden-Württemberg, bang láng giềng, người xin tị nạn chỉ có thể giữ tiền và hiện vật trị giá 350 Euro.

Số tiền trung bình mà các bang phía nam thu giữ cho đến nay đã lên tới “bốn chữ số” cho mỗi người tị nạn.

Trước đó, Đan Mạch cũng tuyên bố hành động tương tự nhằm tạo nguồn kinh phí trang trải cho các hoạt động hỗ trợ người tị nạn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm