Chính quyền ông Biden 'rục rịch' trở lại đàm phán với Iran

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình, Tổng thống đắc cử Joe Biden từng nói rằng ông sẽ xem xét đưa Mỹ trở lại hiệp ước Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA), nếu Iran tuân thủ các điều kiện của thỏa thuận, hãng tin Sputnik đưa tin.

Ông Biden đã lên kế hoạch để trở lại JCPOA

Các quan chức của chính quyền Tổng thống Biden sắp tới đã bắt đầu đặt cơ sở cho các cuộc đàm phán với Iran về khả năng Mỹ quay trở lại thỏa thuận hạt nhân, chính thức được gọi là JCPOA, do bởi chỉ còn một vài ngày nữa là  ông Biden nhậm chức, Kênh 12 của Israel đưa tin hôm 16-1.

Ông Biden đã lên kế hoạch để trở lại JCPOA. Ảnh: REUTERS/KEVIN LAMARQUE

Theo báo cáo, những người "nhân danh ông Biden" đã bắt đầu "vật lộn với Iran" về khả năng Mỹ trở lại với hiếp ước JCPOA. Tuy nhiên, đài này không đưa chi tiết về các cuộc thảo luận.

Trong khi ông Biden đưa ra gợi ý rằng việc Washington quay trở lại JCPOA là hợp lý, ông cũng nói rằng chính quyền của ông, nếu quay lại với thỏa thuận, sẽ "thắt chặt và kéo dài các ràng buộc hạt nhân của Iran, cũng như giải quyết chương trình tên lửa".

Trong khi đó, Iran cũng yêu cầu Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt khắc nghiệt đối với nước này trước khi hai nước quay trở lại JCPOA.

“Nếu Mỹ quyết định quay trở lại JCPOA mà không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, điều này sẽ dẫn đến hành vi "tống tiền", bởi vì sau đó Washington có thể sẽ đưa ra yêu cầu mới về việc dỡ bỏ mọi lệnh cấm” - ông Kamal Kharrazi, Chủ tịch Hội đồng chiến lược về quan hệ đối ngoại của Iran cho biết vào đầu tuần này.

Trước đó, các báo cáo đã xuất hiện cho thấy đại diện của các quốc gia Ả Rập và Israel đã thúc giục ông Biden để họ tham gia vào các cuộc đàm phán trong tương lai liên quan đến thỏa thuận hạt nhân JCPOA.

Theo Kênh 12, Israel quan tâm đến "một thỏa thuận hạt nhân lâu dài và được cải thiện" bao gồm các hạn chế đối với chương trình tên lửa đạn đạo của Iran và những hoạt động Iran bị cáo buộc liên quan đến khủng bố.

Ông Biden bổ nhiệm "chuyên gia" đàm phán với Iran vào Bộ Ngoại giao

Nhà đàm phán hàng đầu của Mỹ về hiệp định hạt nhân Iran và một nhà ngoại giao có quan điểm "diều hâu" đối với Nga vừa được bổ nhiệm vào vị trí hàng đầu trong Bộ Ngoại giao mới hôm 16-1, báo hiệu sự quay trở lại của cách tiếp cận đa phương, truyền thống hơn sau bốn năm nhiệm kỳ của Tổng thống Trump.

Nhà ngoại giao Wendy Sherman được bổ nhiệm làm thứ trưởng ngoại giao. Ảnh: GETTY/POLITICO

Bà Wendy Sherman, người môi giới hiệp định Iran dưới thời Tổng thống Barack Obama và đàm phán một thỏa thuận hạt nhân với Triều Tiên dưới thời Tổng thống Bill Clinton vừa được bổ nhiệm làm thứ trưởng ngoại giao.

Bà Victoria Nuland, nhà ngoại giao nghỉ hưu từng là nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ ở Châu Âu, đại sứ NATO cũng mới được đề cử làm thứ trưởng ngoại giao đặc trách chính trị vụ, viên chức xếp thứ ba của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Ông Biden nói rằng những người được Bộ Ngoại giao đề cử "đã đảm bảo một số thành tựu ngoại giao và an ninh quốc gia rõ ràng nhất trong bộ nhớ gần đây."

"Tôi tin tưởng rằng họ sẽ sử dụng kinh nghiệm và kỹ năng ngoại giao của mình để khôi phục vai trò lãnh đạo toàn cầu và đạo đức của nước Mỹ. Nước Mỹ đã trở lại" - ông Biden nói trong một tuyên bố.

Việc ông Biden đề cử bà Sherman cho thấy một dấu hiệu rõ ràng rằng ông Biden muốn quay trở lại thỏa thuận JCPOA, nhằm yêu cầu Iran cắt giảm mạnh chương trình hạt nhân để đổi lấy lời hứa về các biện pháp trừng phạt.

Hiện hai bà Sherman và Nuland đang đợi Thượng viện xác nhận xong thì sẽ chính thức nhận nhiệm vụ. Điều này có vẻ dễ dàng hơn sau khi đảng Dân chủ đã giành quyền kiểm soát thượng viện sau cuộc bầu cử ở Georgia.

Mặc dù vậy, bà Nuland hiện đang vấp phải sự phản đối từ một số nhà hoạt động bên cánh tả. Bà từng là cố vấn cho phó tổng thống "diều hâu" Dick Cheney và có quan điểm cứng rắn với Nga. Vào năm 2014, Nga đã ghi âm lại một cuộc trò chuyện của bà Nuland trong đó bà đã miệt thị Liên minh châu Âu một cách thẳng thắn khi bà tìm kiếm sự ủng hộ vững chắc hơn chống lại Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine.

Trong một bài luận đăng trên tạp chí Foreign Affairs vào năm ngoái, bà Nuland nói rằng chính quyền tiếp theo nên theo đuổi một "chính sách hoạt động" để gây áp lực với Nga ngay cả khi đang mở rộng vòng tay để cải thiện quan hệ với Tổng thống Putin.

Để đánh dấu các ưu tiên của chính quyền Biden, nhà ngoại giao kỳ cựu Uzra Zeya đã được bổ nhiệm làm thứ trưởng về an ninh dân sự, dân chủ và nhân quyền - một vị trí bị bỏ trống trong suốt bốn năm nhiệm kỳ của ông Trump.

người phát ngôn của Bộ Ngoại giao mới sẽ là ông Ned Price, một cựu binh CIA, người đã gây sóng gió vào tháng 2-2017 khi nói rằng lương tâm ông ta không cho phép mình phục vụ dưới thời Tổng thống Trump.

Dưới thời Ngoại trưởng sắp mãn nhiệm Mike Pompeo, Mỹ đã mạnh mẽ thách thức Iran và Trung Quốc, hậu thuẫn mạnh mẽ cho Israel và đùa giỡn với việc cải thiện quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin, đồng thời áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Moscow.

JCPOA, còn được gọi là thỏa thuận hạt nhân Iran, gồm có tám nước ký kết là Trung Quốc, Pháp, Nga,  Anh, Mỹ, Đức và Liên minh châu Âu. Thỏa thuận này được ký kết vào năm 2015, với mục đích để Tehran thu hẹp chương trình hạt nhân của mình nhầm đổi lấy cấm vận. Tuy nhiên, Tổng thống sắp mãn nhiệm của Mỹ, Donald Trump, vào năm 2018, đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận và áp đặt các lệnh trừng phạt bổ sung đối với Tehran.

Động thái đơn phương của ông Trump đã khiến Iran từ bỏ các cam kết hạt nhân. Vào tháng 1 năn ngoái, Iran tuyên bố rằng nước này sẵn sàng quay trở lại làm giàu uranium có độ tinh khiết lên tới 20%.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm