ASEAN đủ sức làm trung gian hòa giải Nhật-Trung

Lý do: Chủ nghĩa dân tộc là yếu tố cản trở chủ yếu. Chính phủ mỗi nước đều có niềm tự hào riêng và mối quan tâm riêng đến dư luận. Ví dụ tại Nhật, cánh hữu bảo thủ kiên quyết giữ lập trường chống Trung Quốc và Hàn Quốc.

Theo TS Shiji Hisano, như vậy chỉ có bên thứ ba đứng ra làm trung gian đàm phán Nhật-Trung và ứng viên sáng giá nhất chính là ASEAN. Ông giải thích từ lâu các nước ASEAN đã có kinh nghiệm đối phó và quản lý mâu thuẫn, chẳng hạn như Indonesia, một quốc gia đa dạng về tôn giáo và văn hóa. Indonesia đã quản lý thành công các yêu sách và quan điểm từ nhiều nhóm khác nhau. Thành tựu của Indonesia là bài học “thống nhất trong đa dạng”.

Dù vậy, vai trò trung gian hòa giải của ASEAN sẽ gặp nhiều thách thức. Phó GS Okamoto Masaaki ở Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc ĐH Kyoto nhận định mâu thuẫn Nhật-Trung có thể là mối đe dọa đối với ASEAN bởi Nhật và Trung Quốc đều muốn lôi kéo ASEAN về phía mình.

Ông cho rằng chưa rõ ASEAN có thể làm trung gian thành công hay không nhưng chắc chắn ASEAN có thể giữ vai trò kênh thông tin liên lạc quan trọng. Chẳng hạn, ASEAN có thể mời Nhật và Trung Quốc tham gia các cuộc hội thảo liên quan đến tranh chấp lãnh hải do ASEAN tổ chức. Ông đề xuất nếu muốn ASEAN đóng vai trò trung gian hòa giải, trước tiên các nước thành viên ASEAN phải lập một mặt trận đoàn kết.

Trong khi đó, TS Sunida Aroonpipat ở ĐH Thammasat (Thái Lan) lại tỏ thái độ hoài nghi. Ông cho rằng ASEAN đang ở vị thế khá phức tạp bởi đang vướng vào vấn đề tranh chấp hàng hải với Trung Quốc. Ông cũng không tin Nhật và Trung Quốc có thể trực tiếp hợp tác với nhau do mâu thuẫn quá lớn.

Theo các học giả Thái Lan, ASEAN có thể giữ vai trò trung gian hòa giải Nhật-Trung, khổ nỗi ASEAN lại theo đuổi quan điểm không can thiệp. Bằng chứng là ASEAN không tham gia giải quyết tranh chấp về đền Preah Vihear giữa Thái Lan và Campuchia. Mặt khác, dù quan tâm đến tranh chấp biển Đông, ASEAN cũng chưa đưa ra tuyên bố nào mạnh.

Báo The Nationnhận định sau 47 năm thành lập, dù ASEAN chưa bao giờ thành công trong vai trò giải quyết tranh chấp lãnh thổ nhưng như thế không có nghĩa ASEAN sẽ bất lực. Hiện tại ASEAN đã trở nên quan trọng trên trường quốc tế và tích lũy nhiều kiến thức thông qua quan sát các cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên và phi thành viên. Do đó vấn đề tranh chấp biển Hoa Đông chính là thuốc thử lớn đối với ASEAN.

DUY KHANG

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy. Ảnh: NEWSWEEK

Vấn đề nợ trần đang chia rẽ người Mỹ như thế nào?

(PLO)- Nước Mỹ đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ vào cuối tháng này nếu mức trần nợ không được nâng lên, nợ trần hiện là vấn đề không chỉ gây chia rẽ giới cầm quyền ở Washington mà còn chia rẽ người dân Mỹ.