Cả một thành phố chống tên lửa trong lòng đất Bắc Kinh

Theo trang china.org.cn, thành phố ngầm chống tên lửa này được xây dựng từ năm 1969 khi nổ ra xung đột biên giới giữa Trung Quốc và Liên Xô. Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông khi đó đã ra lệnh xây dựng thành phố ngầm này như là nơi tránh bom trong trường hợp có tấn công hạt nhân.

Cả một thành phố chống tên lửa trong lòng đất Bắc Kinh ảnh 1

Người dân Hàn Quốc trong hầm trú bom ở đảo Baengnyeong trong một lần diễn tập bắn đạn thật của quân đội nước này - Ảnh: AFP

Quanh co 30km dưới độ sâu 8-18m!

Gần 4.000 hầm trú ẩn ở thủ đô Seoul

Theo chính quyền thủ đô Seoul (Hàn Quốc), thành phố này có 3.919 hầm trú ẩn dưới lòng đất, bao gồm cả các tầng hầm ở các công sở, khu hành chính, các tòa nhà lớn và ga tàu điện ngầm.

Theo Korea Times, các hầm trú ẩn này có thể chứa được hơn hai lần dân số Seoul (khoảng 10 triệu người). Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng các hầm này không đảm bảo an toàn trong trường hợp có tấn công. Hơn nữa, nếu bị tấn công hạt nhân, các hầm ngầm trú ẩn hiện không thể ngăn được phóng xạ và các vật liệu độc hại khác.

Các đường ngầm được xây dựng trong 10 năm (1969-1979) bởi hơn 300.000 người dân địa phương, quanh co, uốn lượn dài hơn 30km và bao phủ một diện tích khoảng 85km² với độ sâu từ 8-18m.

Trong trường hợp bị tấn công, thành phố ngầm này sẽ là nơi trú ẩn cho 40% dân thủ đô. Số còn lại sẽ được sơ tán qua các vùng đồi núi lân cận. Theo CNN, chỉ trong vòng vài phút, người dân có thể chạy ngay xuống hệ thống ngầm này để trú ẩn và có thể sống ở đây hàng tuần lễ nếu cần thiết. Có thông tin cho biết mỗi nhà đều có một cửa chui bí mật hướng đến đường hầm.

Hiện không có thông tin chính thức nào cho biết những đường ngầm này vươn bao xa nhưng có thể chúng nối liền các khu vực trung tâm Bắc Kinh. Dưới thành phố ngầm này cũng có nhiều tiện ích như cửa hàng, quán ăn, trạm xá, trường học, rạp chiếu phim, phòng đọc sách, nhà máy, sân trượt băng, kho dầu, tiệm cắt tóc và ngay cả một trang trại trồng nấm, loại thực phẩm không cần nhiều ánh sáng để trồng. Theo CNN, một số đường hầm còn rộng đủ để đậu một chiếc xe hơi.

Hơn 2.300 ống thông hơi cũng đã được lắp đặt. Các cánh cửa chống nước và chống khí độc được lắp đặt để bảo vệ những cư dân bên trong khỏi các cuộc tấn công hóa học hay bụi phóng xạ. Có 70 vị trí trong hệ thống ngầm được dùng để đào giếng.

Thời Báo Hoàn Cầu năm 2010 dẫn lời một quan chức cấp quận nói đã có nhiều cuộc diễn tập trong trường hợp bị không kích sau khi các đường hầm được xây xong. Cũng chính quan chức này đã cùng mẹ mình tham gia đào hầm khi ấy.

Bị lãng quên

Một cư dân họ Vương ở Ngõ Nam La Cổ (Bắc Kinh) nhớ lại: “Khi tôi khoảng 15 tuổi, những đường hầm này bắt đầu được xây dựng. Đường hầm được đào một cách gấp rút và lối vào thành phố ngầm xuất hiện quanh nơi ở của chúng tôi. Hầu hết chúng tôi không được phép vào trong. Những ngày ấy chúng tôi có quá nhiều thứ phải bận tâm nên mọi người nhanh chóng lãng quên đường hầm này”.

May thay, hầm ngầm này chưa bao giờ được sử dụng theo đúng ý định ban đầu. Nó được mở cửa trở lại năm 2000 để phục vụ du lịch và được chính quyền thành phố bảo trì. Cơ quan cấp thoát nước thường xuyên kiểm tra mỗi khi mùa mưa đến. Hệ thống đường ngầm được biến thành nơi buôn bán, rạp chiếu phim, nhà trọ giá rẻ... Mặc dù có nhiều lối đi xuống thành phố ngầm này nhưng theo china.org.cn, du khách nước ngoài thường tiếp cận hệ thống này thông qua một cửa hàng trên mặt đất ngay phía nam Thiên An Môn.

Từ năm 2008, thành phố ngầm này bị đóng cửa, được nói là để sửa sang lại. Tuy nhiên, Thời Báo Hoàn Cầu trong một bản tin năm 2010 cũng nói những đường hầm không còn an toàn do nguy cơ cháy nổ, nứt tường và ngập úng. Việc mở cửa đường hầm trở lại là bất khả thi.

Theo CNN, một phần hệ thống ngầm này đã bị lấp, vừa vì lý do an toàn, vừa là để chừa chỗ cho hệ thống tàu điện ngầm.

Theo Việt Phương (TTO)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm