Khủng hoảng Triều Tiên đưa Mỹ-Trung gần nhau?

Theo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP), cuộc khủng hoảng đang dâng cao vì tham vọng hạt nhân của Triều Tiên đã buộc Trung Quốc và Mỹ bắt tay nhau – ít nhất là thời điểm này. Tuy nhiên, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên vẫn không hề giảm nhiệt.

Giới quan sát khu vực nhận định hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc đã cùng nhau  nỗ lực đối phó Triều Tiên. “Cả hai quốc gia đều đang tiếp tục phối hợp về vấn đề Triều Tiên sau hội nghị thượng đỉnh Trump-Tập dù rằng giữa hai chính phủ vẫn còn có khoảng cách về sự hiểu biết lẫn nhau” – Li Kaisheng, nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải cho biết.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại lễ diễu binh nhân kỷ niệm 105 năm ngày sinh cố lãnh đạo Kim Nhật Thành. Ảnh: SCMP

“Tổng thống Trump đang cứng rắn với Triều Tiên và chính phủ Trung Quốc cần bày tỏ lập trường riêng của nước này vì một bán đảo Triều Tiên bất ổn là điều cuối cùng mà Bắc Kinh muốn, vì vậy các cuộc đàm phán thường xuyên trong một thời gian ngắn là điều cần thiết” – chuyên gia Li nói thêm.

Mặc dù Trung Quốc và Mỹ khác biệt về các ưu tiên trong cuộc khủng hoảng Triều Tiên, song vấn đề này là điều mà cả Bắc Kinh lẫn Washington có thế tìm thấy điểm chung, theo Sun Xingjie, một chuyên gia về vấn đề Triều Tiên thuộc ĐH Cát Lâm nhận định. Điều nay đặc biệt được đem ra so sánh với các vấn đề tranh chấp khác như biển Đông và thương mại, chuyên gia Sun nói.

Mối quan ngại lớn nhất của Trung Quốc là Bình Nhưỡng tiến hành một vụ thử hạt nhân mới, trong khi đó Mỹ lo lắng lơn vè khả năng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Triều Tiên, ông Sun nói thêm.

“Một trong những thách thức lớn (sau thượng đỉnh ở Mar-a-Lago) là Trung Quốc và Mỹ sẵn sàng bắt tay cùng nhau đối mặt với thách thức từ Triều Tiên và cùng nhau vẽ ra lằn ranh đỏ đối với Triều Tiên” – Sun nói.

Trong khi tình hình tren bán đảo Triều Tiên dường như “rất nhạy cảm” thì nguy cơ về một cuộc khủng hoảng toàn diện không nên bị thổi phồng, vị chuyên gia nói. “Mỹ rõ ràng không sẵn sàng cho một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Triều Tiên và vẫn phải phụ thuộc vào Trung Quốc để ngăn chăn chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng và để xoa dịu căng thẳng này”.

Triều Tiên tập trận bắn đạn thật hôm 26-4, một ngày sau lễ kỷ niệm 85 năm thành lập quân đội nước này. Ảnh: KCNA

Tuy vậy, Triều Tiên vẫn tỏ ra thách thức, làm dấy lên lo ngại nước này có thể phát động một cuộc chiến tranh buộc Trung Quốc phải hành động nếu Bình Nhưỡng tiếp tục con đường trả đũa các cuộc tấn công quân sự nhằm vào các cơ sở của Mỹ ở khu vực.

Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng xấu đi trong những tháng gần đây, đặc biệt sau khi Trung Quốc bất ngờ tuyên bố cấm nhập khẩu than từ Triều Tiên hồi tháng 2.

Wu Dawei, phái viên hàng đầu của Trung Quốc trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên, được cho là bị khước từ khi ông yêu cầu gặp người đồng cấp Triều Tiên, theo Bloomberg.

Sự lạnh nhạt này đặt ra câu hỏi về tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và cũng cho thấy sự thay đổi trong thái độ của Bình Nhưỡng đối với nước đồng minh duy nhất này.

Chỉ trước đó một tháng trong cuộc phỏng vấn với Phoenix TV, Jang Song Chol, Tổng lãnh sự Triều Tiên tại Hong Kong, cho biết Bình Nhưỡng sẽ kề vai sát cánh cùng Bắc Kinh và Moscow để đối mặt với các thách thức từ Washington và Seoul. Ông Jang cũng bình luận rằng chính quyền Trump vẫn “đang quờ quạng trong bóng đêm” về chính sách Triều Tiên.

Huang Jing, một chuyên gia quan hệ quốc tế thuộc ĐH Quốc gia Singapore, cho rằng Bắc Kinh biết Bình Nhưỡng muốn đối thoại trục tiếp và bình thường hóa quan hệ song phương với Washington. Vì vậy, trên thực tế Mỹ chứ không phải Trung Quốc là nước miễn cưỡng giải quyết vấn đề Triều Tiên.

“Washington rõ ràng nhìn thấy lợi ích từ việc sử dụng Triều Tiên để thắt chặt mối quan hệ với các đồng minh chủ chốt trong khu vực, Hàn Quốc và Nhật Bản. Mỹ cũng đã cố gắng tận dụng tình thế tiến thoái lưỡng nan mà Trung Quốc lâm vào trong vấn đề Triều Tiên để làm khó dễ Bắc Kinh” – ông Huang nói.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy. Ảnh: NEWSWEEK

Vấn đề nợ trần đang chia rẽ người Mỹ như thế nào?

(PLO)- Nước Mỹ đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ vào cuối tháng này nếu mức trần nợ không được nâng lên, nợ trần hiện là vấn đề không chỉ gây chia rẽ giới cầm quyền ở Washington mà còn chia rẽ người dân Mỹ.