Phái đoàn quân sự Campuchia đến Trung Quốc, vì sao?

Từ ngày 8-7, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh đã dẫn đầu phái đoàn quân sự sang thăm Trung Quốc trong năm ngày.

Hai bên Campuchia và Trung Quốc đều nhấn mạnh đây chỉ là chuyến thăm bình thường. Về phía Campuchia, người phát ngôn Bộ Quốc phòng thông báo với báo chí đây là chuyến thăm trao đổi thường niên nhằm nâng cao tình hữu nghị. Phía Trung Quốc thông báo chuyến thăm nhằm củng cố quan hệ song phương và hợp tác.

Trả lời báo The Cambodia Daily, Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh phát biểu chuyến thăm Trung Quốc này không có gì to tát. Dù vậy, tạp chí The Diplomat nhận thấy phái đoàn Campuchia có đến 23 quan chức cấp cao quân đội thuộc ba binh chủng hải, lục, không quân và cả tư lệnh quân cảnh.

Phái đoàn quân sự Campuchia đến Trung Quốc, vì sao? ảnh 1
Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia tướng Tea Banh gặp gỡ Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc tướng Hứa Kỳ Lượng trước đó vào ngày 9-5-2014 (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Tạp chí The Diplomatghi nhận trước chuyến thăm Trung Quốc của phái đoàn quân sự Campuchia đã xảy ra một số sự kiện đáng lưu ý:

- Một số phần tử quá khích Campuchia gây ra hành động bạo lực ở biên giới hai nước Việt Nam - Campuchia hôm 28-6 (người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình ngày 30-6 khẳng địnhViệt Nam đã phê phán mạnh mẽ).

- Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (đối lập) đã cáo buộc chính phủ Campuchia sử dụng bản đồ do Việt Nam lập ra trong những năm 1980 (Thông tấn xã Việt Nam ngày 6-7 đã đưa tin).

- Hôm 6-7, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã đề nghị LHQ cung cấp các bản đồ gốc do LHQ lưu trữ để ​xác minh tính chân thực của bản đồ chính phủ Campuchia đang sử dụng trong quá trình phân giới cắm mốc với các nước láng giềng (Thông tấn xã Việt Nam cũng đã đưa tin).

Tân Hoa xã đưa tin ngày 9-7 tại Bắc Kinh, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Hứa Kỳ Lượng và Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn đã lần lượt tiếp Bộ trưởng Tea Banh.

Ông Hứa Kỳ Lượng tuyên bố Trung Quốc và Campuchia là láng giềng tốt, bạn bè tốt, đối tác tốt, luôn ủng hộ nhau trong các vấn đề trọng đại liên quan đến chủ quyền, an ninh và phát triển của mỗi nước. Ông Thường Vạn Toàn nhận xét quan hệ Trung Quốc - Campuchia bước vào thời kỳ tốt nhất trong lịch sử.

Bộ trưởng Tea Banh đã phát biểu Campuchia dốc sức tăng cường quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, sẵn sàng cùng Trung Quốc đào sâu hợp tác thiết thực, ủng hộ lẫn nhau về an ninh, hai quân đội phát triển lành mạnh và ổn định.

Dù vậy, tạp chí The Diplomat ghi nhận hai bên Trung Quốc và Campuchia đã cam kết “tiếp tục ủng hộ lẫn nhau trong các vấn đề quan trọng liên quan đến các lợi ích cốt lõi”. Cụm từ “các lợi ích cốt lõi” vốn được sử dụng để chỉ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông. Vậy nên nếu sử dụng cụm từ này với Campuchia thì phải chăng muốn nói đến chủ quyền của Campuchia? Đây là câu hỏi đáng để suy nghĩ!

TNL

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy. Ảnh: NEWSWEEK

Vấn đề nợ trần đang chia rẽ người Mỹ như thế nào?

(PLO)- Nước Mỹ đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ vào cuối tháng này nếu mức trần nợ không được nâng lên, nợ trần hiện là vấn đề không chỉ gây chia rẽ giới cầm quyền ở Washington mà còn chia rẽ người dân Mỹ.