Tại sao Mumbai hay bị tấn công?

Tại sao Mumbai hay bị tấn công? ảnh 1

Hiện trường vụ nổ gàn Nhà hát Opera ở Mumbai hôm 13/7. (Ảnh: Reuters)
Có người đặt ra câu hỏi rằng liệu có điều gì đó liên quan đến quy hoạch thành phố và mật độ dân số nơi đây.

"Mumbai và Delhi sẽ vẫn tiếp tục là các mục tiêu khủng bố. Delhi là thủ đô chính trị còn Mumbai là thủ phủ tài chính. Một vụ tấn công nhằm vào một thành phố như Mumbai luôn gây chấn động cả đất nước và thu hút sự chú ý của thế giới, đó chính là những gì mà các nhóm khủng bố mong muốn" trích lời Bộ trưởng Việc làm công Chhagan Bhujbal.

"Mật độ dân số cũng là một yếu tố vì một vụ tấn công khủng bố ở Mumbai gây thương vong nhiều hơn và tạo ra tác động như các nhóm khủng bố thèm khát", ông nói thêm.

Vậy có thể ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào thành phố này hay không?

Những người đảm trách an ninh nói rằng rất khó để cảnh sát ngăn được một cuộc tấn công khủng bố - lý do tại sao các nhóm lại chọn Mumbai. 

"Dân số thành phố khiến cho nơi đây trở thành mục tiêu dễ dàng của khủng bố. Ý tưởng đằng sau các loại khủng bố là gieo rắc nỗi sợ hãi. Vì vậy, mục tiêu của chúng là những công dân bình thường vốn không khó tìm ở Mumbai", một cựu quan chức ở bang này, Chandra Iyengar, nói.

Bên cạnh đó, người dân ở Mumbai hay di chuyển nên việc giữ trật tự rất khó khăn và cảnh sát phải dựa chủ yếu vào mạng lưới người báo tin và dữ liệu tình báo, bà Chandra cho biết thêm. 

Trong loạt vụ tấn công hôm qua ở Mumbai, ba vụ nổ gần như đồng thời đã giêt chết 21 người và làm hơn 100 người khác bị thương. Các điểm bị nhắm tới đều nằm trong các khu vực đông dân của thành phố. 

Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Palaniappan Chidambaram gọi đây là một "cuộc tấn công phối hợp của khủng bố" trong khi lãnh đạo bang Maharashtra, Prithviraj Chavan, nói rằng vụ việc là một "thách thức đối với chủ quyền của Ấn Độ".

Thủ tướng Manmohan Singh đã kêu gọi người dân Mumbai "tiếp tục bình tĩnh và đoàn kết". 

Tổng thống Mỹ Barack Obama lên án các vụ tấn công "vô nhân đạo" và đề nghị "hỗ trợ các nỗ lực của Ấn Độ nhằm đưa thủ phạm của những tội ác khủng khiếp đó ra trước công lý". Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng lên án "những hành động bạo lực hèn hạ được thực hiện để gây sợ hãi và chia rẽ. Những kẻ chủ mưu phải biết rằng chúng không thể thành công". 

Chưa có cá nhân hay tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm vụ tấn công.

Theo Thanh Hảo (VNN / Hindustan Times, RFERL)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm