Vụ án ba thanh niên Thụy Điển thích tìm hiểu Taliban

Sau khi xem xét hồ sơ, cô được trả tự do. Nhưng cô từ chối ra khỏi trại giam nếu bạn trai cô là Munir Awad, 28 tuổi, cũng bị bắt như cô không được thả ra cùng lúc.
Điều rắc rối là bạn trai cô lại có quan hệ đáng nghi ngờ với một cựu tù ở trại Guantanamo (nơi giam giữ các nghi can khủng bố quốc tế trong vụ 11-9-2001 ở Mỹ). Tên cựu tù này là Mehdi Ghezali, 30 tuổi.

Vụ án ba thanh niên Thụy Điển thích tìm hiểu Taliban ảnh 1

Safia Benaouda

Vụ án ba thanh niên Thụy Điển thích tìm hiểu Taliban ảnh 2

Mehdi Ghezali

Theo phóng viên Axel Gylden của tờ L’Express thì đất nước Thụy Điển hiện nay là nơi có rất nhiều dân nhập cư từ các nước Hồi giáo như Iran, Iraq, Somalia, Yougoslavia... Có tới một phần mười trong số 9 triệu dân Thụy Điển hiện nay là dân nhập cư từ các nước Hồi giáo. Số dân nhập cư Hồi giáo này thường nói về lý tưởng của đạo Hồi đầy công bằng, bác ái, tự do... khiến khá đông thanh niên nam nữ Thụy Điển rất thích thú tìm hiểu Hồi giáo.

Chính quyền Thụy Điển lại rất tôn trọng, bảo vệ dân chúng, luôn can thiệp khi có dân của mình gặp rắc rối, bị bắt giữ ở nước ngoài. Chính vì vậy mà thanh niên nam nữ Thụy Điển thường bạo gan đi du lịch đến các nơi đang có giao tranh như Somalia, Pakistan, Afghanistan, Iraq... để tìm hiểu xã hội, lý tưởng đấu tranh của các nhóm Hồi giáo. Nếu họ bị rắc rối ở các nước này thì đã có chính quyền Thụy Điển can thiệp, thường khi rất hiệu quả, bởi người ta biết Thụy Điển là nơi phát xuất của các giải Nobel danh giá...

Năm 2007, mới 17 tuổi, Safia Benaouda đang sống với cha mẹ yên ổn ở Stockholm, bỗng nghe lời bạn trai là Munir Awad, khăn gói du lịch qua Somalia ở vùng Sừng châu Phi nói là để “tìm hiểu  cuộc chiến của các chiến binh Hồi giáo chống lại chính phủ thân phương Tây”. Cả hai bị bắt giam ở Mogadishu, bị tra khảo. May nhờ chính phủ Thụy Điển hay tin, can thiệp tích cực, nên sau ba tháng cả hai được thả về nước.

Vụ án ba thanh niên Thụy Điển thích tìm hiểu Taliban ảnh 3

Munir Awad

Thế mà chưa tởn, đến tháng 7-2009 nghe tin quân Hồi giáo Taliban ở Pakistan nổi lên nhiều nơi, Safia lại cùng Munir mò qua vùng gần biên giới giữa Pakistan và Afghanistan, cũng nói là “để tìm hiểu chiến binh Hồi giáo Taliban”.

Đặc biệt lần này họ làm quen được với Mehdi Ghezali, 30 tuổi, cùng quê ở Stockholm, kết thành “nhóm ba người”.

Mehdi Ghezali có biệt danh là “chàng Taliban Thụy Điển”, vì năm 2001, khi nghe Mỹ đánh Taliban ở Afghanistan, anh ta mò qua đó để “tìm hiểu quân Taliban”. Anh ta bị quân Mỹ bắt, chuyển qua giam ở trại X-Ray của nhà tù Guantanamo khét tiếng, trong gần hai năm rưỡi. Cha anh ta ở Thụy Điển biểu tình tại Stockholm xin chính phủ can thiệp. Cuối cùng anh ta được tha về và được thanh niên Thụy Điển tặng biệt danh “chàng Taliban Thụy Điển”.

Vụ án ba thanh niên Thụy Điển thích tìm hiểu Taliban ảnh 4

Mẹ của Safia bên cạnh ảnh của cô ta khi còn bé

Vụ án ba thanh niên Thụy Điển thích tìm hiểu Taliban ảnh 5

Cha của Mehdi từng biểu tình ở Stockholm, xin cho con ra khỏi tù Guantanamo

Lần này Mehdi Ghezali kết hợp với Safia Benaouda và Munir Awad thành bộ ba, mò qua vùng biên giới Pakistan - Afghanistan để “tìm hiểu chiến binh Taliban” lần nữa!

Và rồi cả ba cùng bị bắt với bảy người Thổ Nhĩ Kỳ khác ở vùng chiến sự Waziristan. Cảnh sát Pakistan điều tra, nhốt riêng Safia Benaouda vì cô có thai.

Chính phủ Thụy Điển lại can thiệp. Cuối cùng Safia Benaouda được trả tự do. Nhưng cô không chịu ra tù.

Dư luận ở Stockholm tuy hoan nghênh chính phủ Thụy Điển can thiệp hiệu quả, nhưng cũng ngán ngẩm cho các thanh niên ưa thích... “phiêu lưu” như kiểu Safia và hai anh bạn của cô ta!

Theo Trường Tuyền (CAO/L’Express)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm