Cuba chính thức đề cử người thay thế ông Raul Castro

Chủ tịch Cuba Raul Castro sắp từ chức sau hai nhiệm kỳ năm năm, theo thông tin từ Havana Times. Chủ tịch Raul Castro lên lãnh đạo Cuba sau khi anh trai mình là Chủ tịch Fidel Castro về hưu năm 2008.

Người kế nhiệm ông được cho sẽ là Phó Chủ tịch Miguel Diaz-Canel. Quốc hội Cuba đã bỏ phiếu nhưng kết quả chính thức sẽ được thông báo vào ngày 19-4 (giờ địa phương) và ông Castro cũng sẽ chính thức trao lại quyền chủ tịch trong ngày này. Russia Today nhận định ảnh hưởng của ông Castro sẽ vẫn chưa chấm dứt. Ông Castro vẫn lãnh đạo đảng Cộng sản Cuba đến năm 2021, sẽ là người định hình chính sách cho Cuba từ hậu trường.

Ông Raul Castro dù không còn là Chủ tịch Cuba nhưng sẽ vẫn là người định hình chính sách cho Cuba từ sau hậu trường. Ảnh: REUTERS

Ông Raul Castro dù không còn là chủ tịch Cuba nhưng sẽ vẫn là người định hình chính sách cho Cuba từ hậu trường. Ảnh: REUTERS

Ông Diaz-Canel năm nay 57 tuổi, vốn là một kỹ sư điện tử, từng giảng dạy đại học, tham gia chính trị từ những năm 20 tuổi, trở thành phó chủ tịch Cuba từ năm 2013. Thông tin ông sẽ thay thế Chủ tịch Castro được đồn đoán từ năm năm trước.

Ông Diaz-Canel sẽ phải đối mặt với không chỉ các thách thức về kinh tế mà cả trong quan hệ với Mỹ, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump năm ngoái đã quyết định đảo ngược chính sách làm ấm quan hệ ngoại giao giữa hai nước dưới thời chính phủ tiền nhiệm Obama.

Người kế nhiệm Chủ tịch Raul Castro (giữa, trái) được cho là ông Miguel Diaz-Canel (phải). Ảnh: AFP

Người kế nhiệm Chủ tịch Raul Castro (giữa, trái) được cho là ông Miguel Diaz-Canel (phải). Ảnh: AFP

Tăng trưởng kinh tế Cuba khá chậm trong những năm gần đây, dù Chủ tịch Castro đã có một số cải cách mở cửa thị trường năm 2011.

Từ năm 1962, Mỹ vẫn duy trì cấm vận thương mại toàn diện với Cuba. Bất kể nỗ lực bình thường hóa quan hệ của Tổng thống Barack Obama, tháng 11 năm ngoái Tổng thống Trump quyết định thắt chặt trừng phạt với Cuba, cấm phần lớn người Mỹ đến Cuba.

Không có thương mại tự do với Mỹ, Cuba phải chọn chú trọng sản xuất nông nghiệp để có thể tự cung tự cấp. Cuba hiện phải nhập khẩu tới 80% nhu cầu thực phẩm và nhiệm vụ của ông Diaz-Canel sẽ là cắt giảm con số này.

Hai thách thức lớn nhất với ông Diaz-Canel là phát triển kinh tế và quan hệ với Mỹ. Ảnh: GETTY IMAGES

Hai thách thức lớn nhất với ông Diaz-Canel là phát triển kinh tế và quan hệ với Mỹ. Ảnh: GETTY IMAGES

Russia Today dẫn nhận định của GS Salim Lamrani nghiên cứu về Mỹ Latin tại ĐH Paris IV-Sorbonne (Pháp) rằng quan hệ Cuba-Mỹ giờ phụ thuộc vào quan điểm của Mỹ.

Phần mình, Cuba muốn Mỹ trả lại căn cứ hải quân ở Vịnh Guantanamo và dỡ bỏ cấm vận thương mại. Quan điểm của Mỹ là Cuba phải “dân chủ hóa” và cải cách thị trường sâu rộng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nói với Russia Today rằng sẽ không bên nào thực hiện điều bên kia muốn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm