Dự luật cho phép phóng viên bảo vệ nguồn tin

Theo dự luật, phóng viên chỉ phải tiết lộ nguồn tin liên quan đến bí mật an ninh quốc gia với điều kiện chính phủ phải chứng minh tiết lộ danh tính nguồn tin là cần thiết để ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ tác động của hành vi khủng bố hoặc ngăn ngừa tổn hại lớn cho an ninh quốc gia.

Nếu đó là thông tin có thể xâm hại đến an ninh quốc gia, tòa án liên bang sẽ cân nhắc giữa quyền được biết của công chúng và lợi ích an ninh quốc gia để đưa ra phán quyết cuối cùng. Ngoài ra, dự luật cũng bảo vệ bí mật dữ liệu thư điện tử và điện thoại của phóng viên.

Dự luật cho phép phóng viên bảo vệ nguồn tin ảnh 1

Dự luật định nghĩa phóng viên không chỉ là các phóng viên chuyên nghiệp mà còn bao gồm blogger (người viết nhật ký trực tuyến), phóng viên tự do và nhà báo công dân.

Dự luật sẽ được Thượng viện bỏ phiếu thông qua trước khi hợp nhất với một dự luật tương tự đã được thông qua ở Hạ viện để trình lên Tổng thống Barack Obama ký.

Dự luật S.448 được giới thiệu hồi đầu năm. Để dự luật được Ủy ban Tư pháp Thượng viện thông qua, các thượng nghị sĩ, các cơ quan tình báo và Nhà Trắng đã mất nhiều tháng thương lượng để đi đến thỏa hiệp. Dự luật được sự ủng hộ của Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder và hơn 70 tổ chức báo chí và hãng tin lớn ở Mỹ.

Hiện nay, luật bảo vệ nguồn tin được ban hành ở hầu hết các bang nhưng ở cấp liên bang thì chưa. Nữ phóng viên báo The New York Times Judith Miller (ảnh) từng ngồi tù ba tháng hồi năm 2005 vì nhất quyết giữ bí mật nguồn tin liên quan đến một điệp viên CIA.

LÊ LINH (Theo AP, Main Justice, Variety)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm