Đức phản pháo, muốn rút quân khỏi Thổ Nhĩ Kỳ

Căng thẳng ngoại giao giữa Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu thêm leo thang khi Thổ Nhĩ Kỳ ngày 13-3 triệu tập đại sứ Hà Lan tại Thổ Daan Feddo Huisinga để phản đối việc nước này cấm hai bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ vận động chính trị ở Hà Lan.

Căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và hàng loạt nước châu Âu bùng nổ cuối tuần rồi quanh việc các nước châu Âu không cho phép các chính trị giá Thổ Nhĩ Kỳ vận động chính trị tại nước mình. Thổ Nhĩ Kỳ muốn tìm kiếm sự ủng hộ từ người Thổ ở châu Âu trước kỳ trưng cầu dân ý vào ngày 16-4 sửa đổi hiến pháp, cải cách cấu trúc chính phủ trao quyền nhiều hơn cho tổng thống. Trong khi đó các nước châu Âu như Hà Lan, Đức, Đan Mạch, Áo... lại lo ngại căng thẳng chính trị từ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ lan sang nước mình.

Người Thổ ủng hộ ông Erdogan biểu tình và xung đột với cảnh sát trước lãnh sự quán Thổ ở Rotterdam (Hà Lan) tối 11-3. Ảnh: CNN

Người Thổ ủng hộ ông Erdogan biểu tình và xung đột với cảnh sát trước lãnh sự quán Thổ ở Rotterdam (Hà Lan) tối 11-3. Ảnh: CNN

Vì điều này, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Teyyip Erdoğan đã chỉ trích không chỉ Đức mà cả Hà Lan và nhiều nước châu Âu khác hành động như Đức quốc xã.

Phát ngôn của ông Erdogan khiến hai Thủ tướng Đức Angela Merkel và Hà Lan Mark Rutte tức giận. Nhiều nghị sĩ Đức ngày 13-3 thúc giục Thủ tướng Merkel rút quân Đức khỏi lực lượng NATO đóng ở căn cứ không quân Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ do lo ngại an toàn của các binh sĩ Đức tại đây

Trong khi đó, Thủ tướng Rutte yêu cầu ông Erdogan xin lỗi vì tuyên bố mang tính kích động này. Hơn 200.000 người Hà Lan đã thiệt mạng khi bị Đức quốc xã xâm lược thời chiến tranh thế giới thứ 2. Chính phủ Đan Mạch đề nghị công dân mình ở Thổ Nhĩ Kỳ nâng cao cảnh giác để đảm bảo an toàn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm