Các vụ trộm báu vật khét tiếng thế giới

Rõ ràng là, nhu cầu "chợ đen" đối với các báu vật có giá nhất của quốc gia luôn cao, FBI ước tính, tổng thiệt hại từ các vụ trộm cắp hàng năm là 6 tỷ USD. Chiếc nhẫn kỷ niệm thời đi học của Elvis Presley dưới đây là một trong những món đồ mà FBI đang lùng tìm.

Các vụ trộm báu vật khét tiếng thế giới ảnh 1

Năm 1953, khi Elvis Presley đang học tại trường trung học Humes ở Memphis, Tennesses, cha mẹ Elvis đã mua cho con trai một chiếc nhẫn vàng 10 karat. Chiếc nhẫn có hình chữ E và được ca sĩ này đeo suốt thời gian đầu của những năm 1950 và sau đó được cất giữ trong hộp trang sức như một kỷ vật về thời thơ ấu cho tới khi nó được trao cho vệ sĩ Dave Hebler.

Sau đó, nhà sưu tập Chirs Davidson đã mua lại chiếc nhẫn cùng với lá thư chứng thực về chiếc nhẫn của Hebler, để cất giữ trong bảo tàng Elvis-A-Rama của mình tại Las Vegas. Vào tháng 3/2004, bọn trộm đã dùng xe tải lao vào cửa sau của bảo tàng và lấy đi một loạt món đồ, gồm cả chiếc nhẫn, FBI cho hay.

Hàng nghìn món đồ có ý nghĩa quan trọng về văn hóa và lịch sử đã bị mất cắp và các vụ việc đều được báo với FBI. Do đó, một đội đặc nhiệm đã được thành lập để thu hồi các báu vật đã mất. Đội chống tội phạm nghệ thuật gồm 14 đặc vụ, được 3 thẩm phán đặc biệt hỗ trợ xét xử. FBI cũng lập Hồ sơ các tác phẩm nghệ thuật quốc gia bị đánh cắp - một dữ liệu trên mạng, ghi chép hàng nghìn món đô bị đánh cắp. Công chúng và lực lượng hành pháp đều có thể truy cập dữ liệu này.

Vụ trộm ở bảo tàng Van Gogh

Đó là một ngày lạnh giá vào tháng 12/2002 khi hai tên trộm dùng một cái tháng để trèo lên mái bảo tàng Vincent Van Gogh ở Amsterdam. Từ mái nhà, bọn trộm đột nhập vào bảo tàng và lấy đi hai bức họa của Van Gogh chỉ trong vòng vài phút, FBI cho hay. Bức tranh "View of the Sea at Scheveningen" và “Congregation Leaving the Reformed Church in Nuenen” của Van Gogh đều bị lấy đi. Cảnh sát Hà Lan kết tội hai nam giới liên quan tới vụ trộm vào tháng 12/2003 nhưng các bức họa trị giá 30 triệu bảng không tìm lại được, FBI cho biết.

Cướp bóc đồ tạo tác Iraq

Mùa xuân năm 2003, các vụ cướp bóc lan tràn ở những điểm khảo cổ tại Iraq đã dẫn tới những tổn thất lớn về các món đồ tạo tác lịch sử vô giá, FBI cho hay. Hàng nghìn món đồ tạo tác cũng bị cướp khỏi bảo tàng quốc gia Iraq. Kể từ đó, một lượng lớn các món đồ bị mất đã được tìm lại, song FBI cho biết, có tới 10.000 món đồ vẫn mất tích. Ví dụ, các quan chức hiện đang tìm kiếm khoảng 5.000 con dấu.

Ngày 25/7/2006, cơ quan Nhập cư và Hải quan tuyên bố, bức tượng Vua Entemena của Lagash, một trong những món đồ vô cùng có ý nghĩa bị đánh cắp từ bảo tàng Iraq năm 2003 đã được thu hồi. Bức tượng được trả lại cho chính phủ Iraq tại một buổi lễ ở Washington.

Vụ trộm ở bảo tàng Isabella Stewart Gardner

Giống như trong phim, hai tên trộm cải trang làm cảnh sát Boston, tiến vào Bảo tàng Isabella Stewart Gardner vào đêm 18/3/1990, sau ngày lễ St.Ptrick ở Boston, và đánh cắp một vài tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng với tổng giá trị ước tính 300 triệu USD. Hai cảnh sát giả mạo nói với nhân viên bảo vệ rằng họ tới theo yêu cầu vì vậy bảo vệ cho hai tên trộm đi qua cửa an ninh của bảo tàng. Một khi đã vào trong, bọn trộm nói với nhân viên bảo vệ rời bàn an ninh vì có lệnh. Sau khi nhân viên bảo vệ rời vị trí, anh ta không thể nhấn nút báo động.

Với người bảo vệ thứ 2, bọn trộm nói có một nhân viên khác đang tới bàn an ninh. Một khi bọn trộm kiểm soát được hai nhân viên bảo vệ, hai người này bị trói tay và đưa vào hầm, bị trói, dán miệng. Tiếp sau đó, hai tên trộm lùng sục trong bảo tàng và lấy đi 13 tác phẩm nghệ thuật của các họa sĩ Rembrandt, Johannes Vermeer và Édouard Manet.

Báu vật đắt giá ở Italia

Theo FBI, hai tên trộm đã tiến vào nhà thờ San Lorenzo ở Palermo, Italia vào tháng 10/1969 và đánh cắp bức họa 1609 do họa sĩ Michelangelo Merisi da Caravaggio vẽ khỏi khung tranh. Các chuyên gia ước tính, giá trị tranh là khoảng 20 triệu USD.

Chiếc đàn violin 3 triệu USD

Một chiếc đàn violin trị giá 3 triệu USD được thông báo là biến mất khỏi nhà của nghệ sĩ violin Erica Morini ở New York vào tháng 10/1995. Chiếc đàn được Antonio Stradivari làm ra vào năm 1727, và nổi tiếng với tên gọi Davidoff-Morini Stradivarius.

Theo Hoài Linh (VNN / CNBC)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm