Đột phá công nghệ pin điện thoại: Xài lâu hơn, an toàn hơn

Theo thông cáo báo chí của Viện Nghiên cứu Bắc Mỹ, “Magie theo lý thuyết được xem là một phương pháp thay thế an toàn và hiệu quả về năng lượng hơn so với công nghệ pin Lithium hiện nay. Vấn đề là làm sao để chiết xuất được năng lượng từ thứ kim loại này”.

Để giải quyết vấn đề đó, các nhà khoa học đã tìm ra một chất điện ly phù hợp với cực dương làm từ Magie. Phát hiện này được tìm ra trong quá trình thử nghiệm nhiên liệu hydro dành cho xe hơi.

Người có công khám phá ra phương pháp giúp pin Magie hoạt động là kỹ sư Rana Mohtadi. “Chúng ta có thể sử dụng một loại vật liệu vốn được dùng để chứa hydro để áp dụng làm hóa chất cho pin Magie” - ông cho biết.

Minh họa về pin Magie của nhóm nghiên cứu thuộc Toyota. Ảnh: CNET

Pin Lithium có nhược điểm là dễ bắt lửa, nhiều trường hợp còn bị nổ khi nhiệt độ lên quá cao hoặc gặp áp lực lớn. Tuy vậy, Lithium là kim loại có khối lượng nhẹ, rất mềm nên dễ dàng chế tạo pin. Magie, mặt khác, lại nặng hơn và do đó trữ nhiều điện năng hơn. Khả năng tích trữ điện vượt trội của Magie so với Lithium có thể giúp xe điện chạy lâu hơn và nhanh hơn, đồng thời còn được ứng dụng vào các thiết bị điện khác như đồng hồ, laptop hay điện thoại.

Khám phá này chỉ là nền tảng đầu tiên cho công nghệ pin Magie. Toyota thừa nhận sẽ cần thêm 20 năm nghiên cứu và phát triển thì pin Magie mới có thể đến được tay người tiêu dùng.

Tuy vậy, các nhà sản xuất xe hơi có vẻ không mặn mòi về công nghệ mới này. Trong nhiều năm qua, đột phá về công nghệ pin xảy ra khá thường xuyên do sự bùng nổ của các thiết bị công nghệ.

Do đó, bên cạnh pin Magie, nhiều công nghệ pin mới cũng đang được phát triển, song hầu hết được dự đoán sẽ không được thông qua sản xuất đại trà.

Hiện Toyota đang mở rộng nghiên cứu về chất điện ly phù hợp với Magie để xác định khả năng sản xuất phổ biến loại pin này, bước đầu là cho đồng hồ đeo tay và các dòng xe chạy điện.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Ấn Độ muốn đổi tên nước?

Ấn Độ muốn đổi tên nước?

(PLO)- Chính quyền Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi dường như muốn đổi tên nước này thành “Bharat” để tách Ấn Độ khỏi quá khứ thuộc địa.