Giả ăn xin 2 tháng, nhà thám hiểm nhận ra điều bất ngờ

Ông Ed Stafford, 43 tuổi, cựu quân nhân Anh và hiện là nhà thám hiểm lừng danh, gần đây đã bắt đầu một thử thách mới, không phải là những ngọn núi cao chót vót hay địa danh xa xôi hiểm trở, mà chỉ giả làm người hành khất.

 Đoạn clip 30 giây ghi lại những hình ảnh của nhà thám hiểm  Ed Stafford khi giả làm người hành khất trong hai tháng. Video: CHANEL 4

Trong suốt hai tháng gần đây, người ta bắt đầu thấy ông Stafford ngày ngày ngủ vật vạ trên nhiều đường phố khác nhau ở Anh.

Ban đầu, nhà thám hiểm này chỉ muốn trải nghiệm cảnh ngộ thiếu thốn cùng cực của những người vô gia cư nhưng rồi ông tình cờ phát hiện "nghề" hành khất có thể sinh lợi nhiều hơn ông tưởng tượng.

Ông Stafford, được biết đến là người đầu tiên đi bộ dọc theo hết chiều dài của sông Amazon, đã dành 60 ngày ngủ trên đường phố của thủ đô London, TP Manchester và Glasgow để quan sát lối sống của những người vô gia cư thực sự nhằm chuẩn bị cho một bộ phim tài liệu sắp phát sóng trên truyền hình.

Điều gây sốc nhất cho nhà thám hiểm khi giả làm những người vô gia cư là số tiền họ kiếm được mỗi đêm nhiều hơn thu nhập trung bình của người đi làm bình thường. Ảnh: FACEBOOK

Mặc dù nhà thám hiểm thừa nhận rằng ông cũng đã có cơ hội được tiếp xúc với những con nghiện vô gia cư, cũng như nghe nhiều câu chuyện thương tâm từ họ, nhưng điều thực sự gây sốc cho ông là khoản tiền mà những người này kiếm được mỗi ngày.

Những người hành khất này kiếm được khoảng 200 bảng Anh (tương đương 6,1 triệu đồng) mỗi đêm cộng thêm số lương thực thực phẩm mà người qua đường và các nhóm tình nguyện viên mang lại. Số tiền này thực sự nhiều hơn thu nhập của một người đi làm bình thường.

Một người ăn xin thậm chí nói với ông Stafford rằng, nếu họ không kiếm được 100 bảng/đêm, chắc họ sẽ là người nổi tiếng ở phố ăn xin này.

Chưa kể, người hành khất không hề thiếu ăn như bạn tưởng. Ông Stafford ban đầu sợ rằng mình sẽ giảm cân nhiều trong thử thách lần này, thậm chí ông còn sợ mình không qua nổi thử thách vì đói.

Tuy nhiên, đến khi kết thúc thử thách hai tháng, ông đã tăng thêm gần 5,5 kg. Rõ ràng, ở tất cả thành phố ông đến, người dân đều sẵn sàng chia sẻ thức ăn cho những người vô gia cư.

Nhiều người cho rằng Ed Stafford và kênh truyền hình đã khai thác người vô gia cư và vẽ một bức tranh giả tạo về cuộc sống trên đường phố. Ảnh: FACEBOOK

Một đêm ở TP Glasgow, tôi đã chứng kiến 26 tình nguyện viên đưa thức ăn đến cho người vô gia cư. Thậm chí, có một người vô gia cư còn phàn nàn rằng người ta cho anh ta ăn quá nhiều.

Tuy nhiên, ông Stafford cũng thừa nhận rằng đó không phải là thực phẩm lành mạnh nhất, chủ yếu là thức ăn nhanh và bánh mì sandwich...

Sau khi phóng sự được phát sóng trên kênh truyền hình, nhiều người đã buộc tội ông Ed Stafford và kênh truyền hình đã khai thác người vô gia cư và vẽ một bức tranh giả tạo về cuộc sống trên đường phố.

Đáp trả lại, nhà thám hiểm nói rằng ông không thực sự không dám so sánh hai tháng của mình với cuộc sống trọn đời của những người hành khất vô gia cư, nhưng ông đã kể lại chân thật nhất những gì mà ông đã chứng kiến trong suốt 60 ngày qua.

Một số khó khăn mà ông Stafford phải chịu đựng trong suốt 60 ngày trên đường phố bao gồm phải ngủ trước các bệ cửa ra vào của các cửa hàng, một tuần mới được tắm rửa một lần bằng nước trong các nhà vệ sinh công cộng, và thỉnh thoảng thấy túi mình bị ướt bởi những xe dọn đường.

Thậm chí, những người vô gia cư thật sự đôi lúc còn bị người khác tè trúng trong khi ngủ.

Và sau cùng, ông Stafford tuyên bố rằng anh đã hiểu vì sao dù gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhưng những người vô gia cư ăn vẫn chọn và thực sự yêu thích cuộc sống này. Họ có tự do, có thu nhập và có cơ hội được tiếp xúc với nhiều người.

"Chỉ cần kiếm một góc nhỏ, ngồi tựa lưng vào tường, quan sát người qua lại trên đường, hít thở không khí trong lành và không phải tuân theo bất cứ luật lệ nào", ông Stafford nói.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Ấn Độ muốn đổi tên nước?

Ấn Độ muốn đổi tên nước?

(PLO)- Chính quyền Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi dường như muốn đổi tên nước này thành “Bharat” để tách Ấn Độ khỏi quá khứ thuộc địa.