Lỗ đen vũ trụ ra đời sớm hơn chúng ta nghĩ

Lỗ đen vũ trụ ra đời sớm hơn chúng ta nghĩ ảnh 1
Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Tel Aviv đã phát hiện thấy rằng, lỗ đen kích thước lớn nhất vũ trụ bắt đầu hình thành khi vũ trụ của chúng ta được 1,2 tỷ năm tuổi chứ không phải khi vũ trụ được 2 - 4 tỷ năm tuổi như tính toán trước đó của giới khoa học.

Trong vũ trụ, đa số các chòm sao, bao gồm dải Ngân hà của chúng ta, đều tồn tại lỗ đen siêu lớn. Những lỗ đen này có kích thước rất đa dạng từ 1 triệu đến 10 tỷ lần so với Mặt Trời. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, vũ trụ của chúng ta được sinh ra cách đây 13,7 tỷ năm.

Theo trang Space, các nhà khoa học người Israel đã sử dụng những kính viễn vọng khổng lồ được đặt tại núi lửa Mauna Kea trên đảo Hawaii (Mỹ) để đo các chất phóng xạ ở trong các lỗ đen. Bằng cách phân tích những dữ liệu thu được, nhóm nhà khoa học có thể biết được tuổi của các lỗ đen.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các lỗ đen bắt đầu hoạt động tích cực khi vũ trụ được 1,2 tỷ năm tuổi. Vào thời kỳ đầu hình thành, tốc độ sinh trưởng của lỗ đen nhanh hơn gấp 10 lần so với các thời kỳ sau này. Thông qua kết quả nghiên cứu này, các nhà khoa học cũng có thể dự đoán về tốc độ của các lỗ đen trong thời gian tới.

Phát hiện mới này là một phần trong dự án theo dõi sự tiến hóa của lỗ đen có kích thước lớn nhất và so sánh lỗ đen này với sự tiến hóa của các lỗ đen khác trong các chòm sao của ĐH Tel Aviv trong hơn 7 năm qua.

Theo Hà Hương (VNN)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm