Loài chim 'khủng' có cánh dài 7 mét

Các nhà khoa học đã xác định được hóa thạch của loài chim được cho là lớn nhất từng thấy từ trước đến nay.
Theo như Trung tâm National Evolutionary Synthesis tại bắc Carolina, với sải cánh dài ước tính từ 6 đến hơn 7m, loài chim tuyệt chủng Pelagornis Sandersi được cho là có kích thước gấp đôi loài chim bay lớn nhất hiện nay – chim Royal Albatross.
Các nhà nghiên cứu cho rằng P.Sandersi sống cách đây khoảng 25 đến 28 triệu năm.

Với đôi cánh dài mỏng có kích thước lớn, cùng với khung xương rỗng, mỏng như tờ giấy đã cho phép loài chim này có thể bay được quãng đường dài mà không cần vỗ cánh – Trung tâm National Evolutionary Synthesis cho biết.

Chim Royal Albatross với đôi cánh dài khoảng 3m, chỉ bằng một nửa so với chim Pelagornis Sandersi

Nhưng điều đó không có nghĩa rằng loài chim này không gặp phải vấn đề về kích thước khi bay.
Bởi vì quá to nên chim P.Sandersi có thể phải chạy một đường dốc ngược chiều gió để có thể cất cánh lên được.
Hóa thạch của loài chim này lần đầu tiên được khai quật 31 năm trước khi các công nhân xây dựng khởi công một trạm cuối cùng tại sân bay quốc tế Charleston. Phần còn lại – bao gồm hộp sọ và nhiều xương cánh, xương chân quá lớn đến nỗi họ phải đào bằng quốc xới từ dưới lên.
Nhưng phát hiện này đã không được công bố cho đến tuần này khi các nhà khoa học hé lộ các phát hiện trên trang Proceedings of the National Academy of Sciences. Hóa thạch của chim P.Sandersi hiện đang nằm ở bảo tàng Charleston.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm