Phát hiện đại dương khổng lồ trên sao Diêm Vương

Sao Diêm Vương có thể chứa một đại dương khổng lồ bên dưới lớp vỏ băng, theo các nhà nghiên cứu bề mặt hành tinh này.

Tàu vũ trụ New Horizon vào năm 2015 đã ghi lại hình ảnh vùng Tombaugh Regio có hình trái tim. Khu vực "thùy trái" của “trái tim” được tạo ra bởi vùng băng Sputnik Planitia 1.000 km. Khu vực này có thể đã được hình thành sau khi một thiên thạch đâm vào bề mặt sao Diêm vương hàng tỉ năm trước đây, tạo ra một miệng núi lửa chứa đầy nitơ đóng băng.

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải tại sao vùng băng Sputnik Planitia nằm gần xích đạo của sao Diêm Vương và gần như đối diện trực tiếp vệ tinh Charon. Các nhà khoa học chỉ ra rằng chỉ có 5% khả năng nó nằm ở vị trí như vậy là do tình cờ.

Phát hiện đại dương khổng lồ trên sao Diêm Vương

Vùng băng Sputnik Planitia trải dài 1.000 km. Ảnh: The Guardian

Hiện trên các bài báo đăng trên tạp chí Nature danh giá, hai nhóm nghiên cứu cho biết họ đã có câu trả lời: Sao Diêm Vương có khả năng chứa một đại dương khổng lồ bên dưới lớp vỏ băng của nó.

"Có thể nói rằng đại dương này có cùng khối lượng với các đại dương trên Trái đất. Dù sao Diêm vương nhỏ hơn Trái đất nhưng đại dương này rất sâu, có thể sâu tới 100 km” - Francis Nimmo từ ĐH California và Santa Cruz, đồng tác giả những nghiên cứu trên, cho biết. Họ cũng bổ sung rằng đại dương này có khả năng trải dài khắp sao Diêm Vương.

Theo Nimmo, thiên thạch tác động lên sao Diêm Vương đã tạo ra một lượng băng khổng lồ, khiến miệng núi lửa chỉ còn một lớp băng mỏng ở đáy. Nếu có một đại dương tồn tại bên dưới lớp băng này, nó có thể ở thể lỏng - hoặc ở thể bùn. Cũng bởi vì nitơ đóng băng tích tụ lại trong lưu vực theo thời gian, nên khối lượng của khu vực này sẽ trở nên lớn hơn so với trước khi bị tác động, Nimmo cho biết. Khối lượng khổng lồ này có thể khiến sao Diêm vương bị nghiêng.

Phát hiện đại dương khổng lồ trên sao Diêm Vương

Sao Diêm Vương có thể chứa một đại dương khổng lồ bên dưới lớp vỏ băng. Ảnh: The Guardian 

"Có hai điều đang xảy ra" - Nimmo nói - "Sự xoay của sao Diêm vương đang kéo khối khổng lồ này hướng về phía xích đạo và lực hấp dẫn của thiên thể vệ tinh Charon sẽ đẩy nó về bên dưới vệ tinh hoặc ở đối diện, tùy thuộc điểm nào gần hơn". Kết quả là vùng băng Sputnik Planitia vẫn ở vị trí hiện tại, gần xích đạo sao Diêm Vương và cách xa thiên thể vệ tinh Charon.

Nghiên cứu cho thấy nếu không có sự ảnh hưởng của đại dương, lớp băng nitơ cần phải dày hơn 40 km nữa trước khi có đủ trọng lượng để khiến sao Diêm vương chuyển hướng quay. Các nhà khoa học cho rằng đây là một viễn cảnh rất bất hợp lý.

Nghiên cứu thứ hai từ các nhà nghiên cứu ở Mỹ và Nhật Bản cũng cho rằng sao Diêm vương có thể lật ngược. Các vết nứt trên lớp vỏ băng khớp với hướng đi của nó, cùng sự đóng băng chậm của đại dương bên dưới bề mặt.

Nhưng các nhà nghiên cứu cũng nói rằng có khả năng khác. Có thể các chất bị đẩy ra bởi sự va chạm thiên thạch có thể rơi xung quanh cạnh của miệng núi lửa. Chúng có thể loại bỏ các lỗ hổng và sau đó băng nitơ tích tụ tạo thêm khối lượng đủ lớn khiến sao Diêm Vương nghiêng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm