Phát hiện manh mối mới về sự sống trên vũ trụ?

Niềm hy vọng tìm thấy được sự sống ngoài Trái đất đang một tiến gần hơn khi gần đây NASA công bố một bằng chứng cho thấy việc tồn tại của một số hồ nước đã đóng băng trên "hành tinh lùn" Ceres.

TS Thomas Platz và các đồng nghiệp đã xử lý hình ảnh các hố băng tại vùng cực bắc của hành tinh Ceres.

Ceres là hành tinh lùn nhỏ nhất được biết trong Hệ Mặt Trời và là hành tinh lùn duy nhất trong vành đai tiểu hành tinh chính, nằm ở khoảng giữa Sao Mộc và Sao Hỏa. Với nhiệt độ -200 độ C, đây được xem là hành tinh tối tăm và lạnh giá bậc nhất trong hệ mặt trời.

Ceres là hành tinh lùn nhỏ nhất được biết trong Hệ Mặt Trời và là hành tinh lùn duy nhất trong vành đai tiểu hành tinh chính ở khoảng giữa Sao Mộc và Sao Hỏa.

Hình ảnh mới nhất được chuyển về từ tàu vũ trụ Dawn của NASA cho thấy vẫn tồn tại những khối nước đóng băng đọng lại trên những miệng núi lửa, nơi mà mặt trời khó có thể rọi đến.

Ceres bây giờ có thể được coi là hành tinh thứ 3, sau mặt trăng và sao thủy, nơi có tồn tại nguồn nước. Bằng việc nghiên cứu nguồn nước trên hành tinh Ceres, các nhà khoa học hy vọng sẽ sớm tìm hiểu thêm về nguồn nước trên mặt trăng và đặt hy vọng một ngày nào đó chúng ta có thể sinh sống trên đó.

Hiện nay, để đem được nửa lít nước từ Trái đất lên mặt trăng, chúng ta phải chi trả đến 21.000 USD. Nếu một ngày nào đó chúng ta có thể khôi phục lượng nước đóng băng này trên các hành tinh thành nước uống và nhiên liệu thì việc định cư ngoài vũ trụ sẽ không phải là điều không tưởng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm