Phát hiện mới: Thiên thạch kích thước lớn sắp đe dọa Trái Đất

Được đặt trong dãy núi Caucasus của Nga, gần thành phố Kislovodsk, kính thiên văn tự động lần đầu tiên phát hiện ra một tiểu hành tinh, được đặt tên là 2014 UR116. Tiểu hành tinh mới được ước tính có đường kính dài 370 mét, lớn hơn kích thước của tiểu hành tinh nổi tiếng Apophis trước kia.

Các nhà thiên văn Nga sau khi phát hiện thấy tiểu hành tinh mới, họ đã chuyển các dữ liệu tới các đồng nghiệp tại trung tâm Tiểu hành tinh (Minor Planet Center - MPC) của Đài Quan sát vật lý thiên văn Smithsonian (Mỹ). Điều đó có nghĩa là 2014 UR116 sẽ được xem xét kỹ lưỡng hơn bởi rất nhiều đài thiên văn trên toàn thế giới, giúp tính toán sơ bộ quỹ đạo ban đầu của tiểu hành tinh này.

 - 1

Tiểu hành tinh có đường kính đến 370m đe dọa Trái Đất.

Do tiểu hành tinh 2014UR116 cũng đi gần cả sao Kim và sao Hỏa nên lực hấp dẫn của các hành tinh này cũng ảnh hưởng đến quỹ đạo của nó, làm cho quỹ đạo dao động liên tục.

Vào tháng 2 năm 2013, một thiên thạch đã phát nổ trên bầu trời thành phố Chelyabinsk của Nga. Năng lượng của vụ nổ được ước tính tương đương với 300-500 kiloton TNT. Tuy nhiên thiên thạch Chelyabinsk lúc đó có đường kính tương đối nhỏ, khoảng 17 mét. Vụ nổ xảy ra ở độ cao hơn 20 km.

Tạp chí khoa học của Nga chỉ ra rằng tiểu hành tinh mới được phát hiện, 2014 UR116 có kích thước to hơn nhiều và nếu va chạm với hành tinh của chúng ta thì đó sẽ là một thảm họa, vì năng lượng tác động của nó mạnh hơn của thiên thạch Chelyabinsk đến 1.000 lần.

Một nghiên cứu viên tại Viện ứng dụng thiên văn học nói với hãng tin Interfax rằng, dù vậy, tiểu hành tinh mới này sẽ không gây ra mối đe dọa nào cho trái đất, ít nhất là trong sáu năm tới.

Tại thời điểm này, khoảng cách giữa điểm gần nhất của quỹ đạo2014 UR116 với trái đất là 4,5 triệu km. Nhưng điều này sẽ thay đổi, vì vậy các nhà khoa học sẽ phải tiếp tục theo dõi 2014 UR116 trong nhiều năm tới.

Mạng lưới kính thiên văn robot đã phát hiện ra 2014 UR116 được gọi là MASTER, là tài sản của trường Đại học quốc gia Moscow. Mạng lưới được tạo ra từ sự hợp tác chặt chẽ của trường với các trường Đại học khác ở Nga tại Yekaterinburg, Irkutsk, Blagoveschensk, trạm Kislovodsk của đài quan sát Pulkovo và sự giúp đỡ của trường Đại học quốc gia San Juan, Argentina.

Master đã từng bị va vào hai tiểu hành tinh nguy hiểm khác là SW24 2013 (có đường kính 250 m) và 2013 UG1(đường kính 125m) nhỏ hơn rất nhiều lần so với 2014 UR116.

Đoạn video cho thấy sự chuyển động của 2.014 UR116 chính là được tạo thành từ nhiều bức ảnh chụp bởi kính thiên văn robot MASTER.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo hãng tin Russia Today (RT).

Theo Thanh Nga (Infonet)

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Ấn Độ muốn đổi tên nước?

Ấn Độ muốn đổi tên nước?

(PLO)- Chính quyền Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi dường như muốn đổi tên nước này thành “Bharat” để tách Ấn Độ khỏi quá khứ thuộc địa.