Trạm vũ trụ Trung Quốc cháy trên Nam Thái Bình Dương

Reuters dẫn dự đoán mới nhất của Cơ quan Không gian Vũ trụ Trung Quốc (CMSA) cho biết tàu vũ trụ Thiên Cung 1 được dự đoán bay vào bầu khí quyển Trái đất khoảng 8 giờ 16 phút (giờ Bắc Kinh), tức 7 giờ 16 phút (giờ VN) sáng 2-4 và rơi ở Nam Đại Tây Dương.

Nhà thiên văn học Jonathan McDowell vừa thông báo trên Twitter rằng trạm vũ trụ Thiên Cung 1 đã tiến vào khí quyển Trái đất. 

Hình ảnh trạm vũ trụ Thiên Cung 1 được chụp bằng máy móc chuyên dụng hôm 30-3. Ảnh: US News Aggregator

Nhà chức trách Trung Quốc xác nhận trạm vũ trụ đã bị thiêu rụi gần như hoàn toàn trong quá trình tiến vào bầu khí quyển Trái đất, đồng thời khẳng định sẽ không có mảnh vỡ lớn nào rơi xuống mặt đất, theo Tân Hoa xã.

Trạm vũ trụ Thiên Cung 1 dài hơn 10 m, nặng 8,5 tấn được phóng lên quỹ đạo vào tháng 9-2011. Trạm vũ trụ này được coi là nguyên mẫu cho mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc - trạm vũ trụ nặng 20 tấn dự kiến sẽ được phóng trong năm 2022.

Trước đó, các chuyên gia Trung Quốc đã dự đoán trạm vũ trụ sẽ rơi ở bờ biển Brazil, phía Nam Đại Tây Dương, gần TP Sao Paulo và Rio de Janeiro. Trong khi đó, ESA cho biết các mảnh vỡ của Thiên Cung 1 sẽ rơi trong phạm vi từ 43 vĩ độ Bắc tới 43 vĩ độ Nam. Tuy nhiên, các nhà khoa học không thể xác định chính xác địa điểm nơi các mảnh vỡ rơi xuống.

Trạm vũ trụ Thiên Cung 1 của Trung Quốc. Ảnh: AP

Tháng 5-2017, Trung Quốc thông báo với Liên Hiệp Quốc rằng trạm vũ trụ Thiên Cung 1 đã dừng hoạt động từ tháng 3-2016 nhưng không nói rõ lý do. Sự cố này gây rắc rối cho chương trình không gian của Trung Quốc, tuy nhiên Bắc Kinh không từ bỏ ý định. Đến tháng 9-2016, Trung Quốc phóng trạm vũ trụ Thiên Cung 2, theo CNN.

Trạm vũ trụ đầu tiên rơi xuống Trái đất là Skylab của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vào năm 1979, bị thiêu rụi trong quá trình rơi nhưng không gây nguy hại. Lần gần đây nhất xảy ra vụ trạm vũ trụ rơi xuống Trái đất là tàu vũ trụ Mir (Hòa Bình), nặng 135 tấn của Nga vào năm 2001.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm